Ý đẹp mỗi ngày
Thập Thiện Nghiệp - Phương thuốc cứu chữa xã hội và địa cầu ngày nay Hiện nay, trái đất bị bệnh rồi, xã hội bị bệnh rồi. Bệnh này từ đâu mà đến? Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh này? Trừ được nguyên nhân thì sẽ khỏi bệnh. Nguyên nhân mắc bệnh đầu tiên của xã hội và của địa cầu ngày nay là do tự tư tự lợi, tham lam không dừng, tham sân si đã phát triển đến cực điểm. Phật làm thế nào để trị bệnh này vậy? Phật dùng giới, định, huệ, chuyển tham lam thành giới hạnh. Thập Thiện Nghiệp Đạo là giới căn bản trong nhà Phật. Giới điều gì? Giới tham sân si. Nếu như không trừ bỏ từ trên nhân thì có dùng phương pháp nào cũng không đạt được hiệu quả.Hiện nay người phương Tây dùng đủ loại pháp lệnh, quy định để hạn chế, ngăn ngừa, nhưng có hiệu quả hay không? Không có. Chính là câu mà một số người nói rằng “người trên ban chính sách thì kẻ dưới có kế sách đối phó”, nên không thu được hiệu quả. Có thể chân thật thu được hiệu quả thì phải nhờ vào giáo dục của Thánh Hiền. Những điều phía sau là nói về cách thức, phương pháp bổ trợ.🙏🏻 Xin đọc tiếp khai thị tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phuong-phap-chi-quan-de-tri-benh-phan-2
Thân giáo của Hòa Thượng Tịnh Không và Thầy Lý Bỉnh NamKhi tôi còn trẻ, chỉ thích ở nhà nhỏ, vì sao vậy? Như vậy dễ dọn dẹp, không cần mất nhiều thời gian, nửa tiếng là dọn sạch sẽ. Một mình tôi nấu cơm, hoàn toàn giống như thầy Lý, một nồi nhỏ có quai, nồi cũng là nó, bát cũng là nó, chỉ rửa một cái không rửa cái thứ hai. Từ khi mồi lửa đến ăn xong, rửa sạch, chỉ nửa tiếng. Ngày ăn một bữa, bạn nói tự tại biết bao, không hề phiền phức. Thầy Lý sống cuộc đời như thế, làm gương cho tôi noi theo. Hơn 30 tuổi ông bắt đầu học Phật, học Phật chưa bao lâu thì ăn ngày một bữa, suốt đời không thay đổi. 95 tuổi mới cho hai vị đồng học đến chăm sóc, trước 95 đều tự chăm sóc mình. Tự tại, hạnh phúc biết bao! Tôi gặp được thầy làm gương cho tôi, đây nghĩa là có thể chịu khổ, thích sống như thế, suốt đời không cầu người. Được cúng dường nhiều thì đem ra làm việc thiện, lợi ích xã hội đại chúng, bản thân hết sức tiết kiệm. Cổ nhân có câu “vui làm điều thiện thích bố thí”. Thích bố thí, thích kết duyên với tất cả chúng sanh, kết pháp duyên, như vậy là đúng, tương lai thành tựu pháp duyên mới thù thắng.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:‍https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muc-tieu-cua-giao-duc-truoc-day-khong-giong-nhu-hien-nay
Đức hạnh đáng được người khen ngợiThánh nhân thế gian như Khổng phu tử, bạn xem học trò khen ngợi ông là: “ôn lương cung kiệm nhường”, là cách nhìn của học sinh đối với thầy. Thầy ôn hậu, lương thiện, đối với người cung kính, đối với việc cẩn thận, tiết kiệm, khiêm nhường. Đức hạnh này đáng được người khen ngợi. Trong đó tiết kiệm chính là lấy khổ làm thầy. Khiêm nhường, việc tốt xin nhường người khác. Thật sự làm được, đối với người không tranh, đối với thế gian không cầu. Cuộc sống này an vui biết bao, đó mới thật sự là hưởng thụ cao nhất của đời người. Hưởng thụ cao nhất đời người, hạnh phúc mỹ mãn, không phải có tiền, cũng không phải có địa vị, không hề liên quan đến những danh lợi này. Cuộc sống vật chất rất đơn giản, nhu cầu mỗi ngày rất ít, chỉ cần có thể ăn no mặc ấm, có một mái nhà nhỏ để che nắng che mưa, vậy là đủ, rất mãn nguyện, ngoài ra không cần thiết.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muc-tieu-cua-giao-duc-truoc-day-khong-giong-nhu-hien-nay
Người chân thật thiệnTrong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Phật dạy chúng ta: “Bồ Tát có một pháp có thể đoạn tất cả khổ thế gian”. Chúng ta nghe được câu nói này, có cảm xúc gì không? Nếu như chính mình cảm giác được thế gian này quá khổ, một lòng một dạ muốn thoát ly, vậy Phật nói ra câu này, chúng ta sẽ đặc biệt lưu ý. “Tất cả thế gian” là nói sáu cõi luân hồi, mười pháp giới. “Bồ Tát có một pháp”, pháp này là cực diệu. Phật nói ra rồi, chính là “ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp”. Ngày đêm thường niệm thiện pháp thì tâm của bạn liền thiện. Tư duy thiện pháp thì tư tưởng của bạn là thiện. Quán sát thiện pháp thì hành vi và ngôn hạnh của bạn thiện.Thiện pháp là gì? Chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Bạn xem, Phật nói được rất cụ thể, lại có một câu dặn bảo vô cùng quan trọng: “Không để chút bất thiện xen tạp”. Chúng ta ngày nay cho dù thường tư duy, quán sát thiện pháp, vẫn là có bất thiện xen tạp ở trong đó, cho nên thiện pháp của chúng ta tu không thành công, quả báo thù thắng của chúng ta không thể hiện tiền. Cho nên cần phải làm đến quyết định không xen tạp chút gì bất thiện. Nhân thiện, duyên thiện, quả thiện thì thành tựu. Có đủ điều kiện này mà phát nguyện cầu sinh Tịnh Độ thì chắc chắn được sanh. Vì sao vậy? Thế giới Tây Phương Cực Lạc là “nơi các bậc thượng thiện câu hội về ở một nơi”, bạn là người thượng thiện của thế gian này, vậy thì bạn có tư cách rồi. (Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 180)
Tu sửa thân tâm, thực chứng vận mệnh cải đổiPhàm nói đến họa phúc đều do tự mình tạo, đó là lời của thánh hiền. Còn như bảo họa phúc do trời chủ định, đó là lời của kẻ phàm phu. Người ta mỗi ngày cần phải tự kiểm điểm lỗi lầm của chính mình mới có thể sửa đổi mỗi ngày. Bằng không, cứ ngỡ là mình không có lỗi lầm, không chịu tu sửa, không làm sao tiến bộ được. Người tài giỏi thông minh trên thế gian không ít, nhưng phần lớn lại không biết dụng công tu dưỡng đạo đức, không biết dụng công xây dựng vận mệnh tốt đẹp, đều chỉ vì thói lần lữa qua ngày, đến đâu hay đến đó, không có chí phấn đấu cầu tiến mới làm lỡ cả một đời.Cả ngày đều phải chánh niệm tỉnh giác, cẩn thận từ lời nói, việc làm cho đến ý nghĩ. Như vậy mới cảm thấy chính mình thay đổi, trở thành con người khác. Lúc trước sống tùy tiện, hồ đồ, không biết kiềm chế, đến nay trở nên cẩn thận, cung kính, cảnh giác những điều bất thiện. Cho dù trong nhà, buổi tối không có ai, cũng không dám tùy tiện vì biết có trời đất quỷ thần xét soi. Gặp người ganh ghét, hủy báng, vẫn an nhiên, không chấp nhất tranh luận với họ.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-5
Tất cả chúng ta đều là người một nhà Trong vũ trụ chỉ có một chân thần, một đấng sáng tạo mà thôi, nhưng vì ngày trước giao thông không thuận tiện, thông tin không phát triển, nên đối với những quần tộc khác nhau, vị chân thần này biến hóa phân thân, ở Kitô giáo thì biến thành Chúa Jesus, ở Phật giáo thì biến thành Phật Thích Ca Mâu Ni, ở Hồi giáo thì biến thành Muhammad, tất cả chỉ là một vị. Nếu bạn phê bình vị nào đó thì bạn đã phê bình vị chân thần rồi. Việc này công bằng, cho nên chúng ta phải cùng nhau xây dựng một tín ngưỡng chung, đều là người một nhà.Tôi đã đi qua rất nhiều quốc gia khu vực, đã tiếp xúc với các nhân sĩ tôn giáo khác nhau, chưa có ai phản đối cả. Việc này là nằm ngoài dự tính, tôi nghĩ có lẽ sẽ có người phản đối, nhưng chưa gặp phải sự phản đối nào, họ đều có thể thừa nhận. Cả vũ trụ là cùng một thể, giữa con người với nhau, giữa con người với chúng sinh, trong Đại Thừa giáo nói là đều chung một pháp thân, “nhất tâm nhất trí huệ” mà trong kinh thường hay nói. Bạn hiểu được chân tướng sự thật thì “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” tự nhiên sẽ liền lưu lộ, tự nhiên bạn sẽ quan tâm đến tất cả chúng sinh. Hết thảy chúng sinh có khổ nạn, bạn nhất định sẽ toàn tâm toàn ý đi giúp đỡ họ.
"Sư thừa", phương pháp giữ gìn tâm thanh tịnh. Nếu như bạn thân cận một vị thầy giáo; người khác giảng kinh nói pháp, khai thị khuyên dạy; bạn thảy đều nghe hết thì tâm nhất định tán loạn. Tâm bị biến đổi, bạn liền đi với người khác, nhân duyên thù thắng không gì bằng của chính mình bạn đã bỏ lỡ qua, đã bị vuột mất rồi. Không chỉ không được nghe người khác nói chuyện, mà những kinh sách chưa được sự đồng ý của thầy cũng không được xem. Khi chưa tiếp xúc Phật pháp, tôi ưa thích đọc sách, tôi xem qua rất nhiều, thế nhưng sau khi học Phật tôi liền vâng theo lời dạy của thầy. Không chỉ toàn bộ sách của thế gian tôi thảy đều không xem, mà ngay đến kinh điển của Phật giáo, tôi lướt qua cũng không nhiều. Thế nhưng thông thường khi người ta nhắc đến, tôi đều có thể hiểu được. Vĩnh viễn giữ gìn tâm địa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ. 
Học đạo mục đích là ở định huệ. Làm sao mới có thể học thành công? Là thâm nhập một môn, chọn lựa một pháp môn, những thứ khác thì nên buông xuống.Thâm nhập một môn thì được Tam-muội, điều này so với người thế gian cầu học thì không như nhau. Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này. Sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng tạp niệm càng nhiều hay sao? Học đạo, mục đích là ở chỗ Tam-muội, là ở định huệ, cho nên không thể xen tạp, không thể học quá nhiều. Đây là một bí quyết.Nhưng người tin tưởng không nhiều, họ vẫn thích học rộng nghe nhiều. Sau khi học được mấy chục năm, cuối cùng họ chết trong sự hối hận, thật sự mà nói họ chẳng có thành tựu gì. Điều này cổ đức có nói là do gặp duyên không đồng. 
Đến đâu để tìm được lão sư tốt? Ngay trong một đời này, chúng ta có thể phá mê khai ngộ hay không, thực tế mà nói là quan hệ của lão sư quá lớn. Thế nhưng ở xã hội hiện tại không tìm được lão sư tốt. Đến đâu để tìm? Tại vì sao không tìm được? Vì không có sư đạo. Mọi người không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết tôn sư trọng đạo, cho nên không có lão sư. Nếu như bạn chân thật hiểu được, chân thật có thể làm đến được hiếu thân tôn sư, Phật Bồ Tát liền sẽ hóa thân đến làm lão sư cho bạn. Do đó, then chốt vẫn là ở chính bạn có chịu học hay không, có phải thật tâm muốn học hay không. Bạn thật tâm muốn học thì Phật Bồ Tát liền thị hiện đến để làm thiện tri thức. Bạn không có thành ý, không có mong cầu này thì Phật Bồ Tát sẽ không đến. 
Cùng học với một lão sư tốt, vì sao có người thành tựu, có người thì không thể thành tựu? Nhân tố trong đây quả nhiên rất nhiều, thế nhưng một nhân tố quan trọng nhất, khẳng định là ở “y giáo phụng hành”. Cũng chính là ngày nay nói, học trò nghe lời, học trò tiếp nhận chỉ đạo, người học trò này khẳng định thành tựu. Không thể tiếp nhận chỉ đạo, gọi là “bằng mặt không bằng lòng”, vẫn tùy thuận tri kiến của chính mình, loại người này phần nhiều đều là người tương đối thông minh, đó chính là ngạn ngữ thường nói “thông minh lại bị thông minh hại”. Người thông minh không bằng người thành thật, người thành thật thành tựu, người thông minh thất bại. Cái thí dụ này, xưa nay trong ngoài, chúng ta thấy được quá nhiều rồi. 
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân. Chúng ta mỗi ngày vẫn chấp trước thành kiến của mình; tôi mới là đúng, anh là không đúng, đây là tri kiến phàm phu. Người thật sự có thành tựu; anh nói vậy là đúng, họ nói thế kia không đúng cũng đúng, không có gì là không đúng. Tại sao vậy? Không có phân biệt, không có chấp trước, vậy mới thật sự nhập cảnh giới. Chúng ta ngày nay có làm được không?Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, nghe pháp sư Bạch Thánh giảng kinh, thầy có kể một câu chuyện, một công án trong cửa Phật. Thầy kể có hai người xuất gia tranh chấp, đến chỗ lão Hòa thượng để thưa kiện, nhờ lão Hòa thượng phân xử. 
Không được kết oán với hết thảy chúng sinh. Nếu như người khác đời này nhục mạ hãm hại ta, nhất định là trong đời quá khứ ta đã từng nhục mạ hãm hại họ, cho nên họ mới đối xử như vậy. Hãy để món nợ này được thanh toán sạch sẽ, đời sau nếu gặp lại thì sẽ là bạn tốt, không còn là oan gia đối đầu. Nhất định không thể có tâm mảy may muốn báo thù. Đây chính là tu hành, bạn mới chân thật có phúc.Ngay cả với động vật cũng không được kết oán. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Người chết làm dê, dê chết làm người”, đời đời kiếp kiếp ăn tới ăn lui, oan oan tương báo không bao giờ dứt. Quả báo nhận được không chỉ vừa đủ, mà thường sẽ có dư, mỗi kiếp đều sẽ dư ra, đến sau cùng tạo thành đại kiếp nạn. Bệnh do oan nghiệp chính là oan gia trái chủ theo thân. Từ Bi Tam-muội Thủy Sám chính là ví dụ rõ ràng nhất, ghi chép về công án của Quốc sư Ngộ Đạt thời Đường. 
Tùy thuận sinh thái tự nhiên là khỏe mạnh nhất. Thân thể con người là một tiểu vũ trụ, mỗi cơ quan, mỗi mao mạch, mỗi tế bào nếu như có thể tùy thuận sinh thái tự nhiên thì sẽ khỏe mạnh không sinh bệnh. Ngược lại, nếu không thể thuận theo tự nhiên thì sẽ sinh bệnh. Cái tự nhiên này chính là tâm tính của chính mình, Phật gọi là “chân tâm ly niệm”, chân tâm không hề có một vọng niệm thì đó chính là tự nhiên. Nếu khởi tâm động niệm là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì đã trái ngược với tự nhiên, trái ngược với tâm tính, cho nên đã phá hoại tổ chức của các cơ quan bộ phận, huyết mạch, tế bào của chúng ta. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Vì vậy, tâm càng thanh tịnh thì sẽ ít đau bệnh, nghiệp chướng cũng sẽ giảm nhẹ. 
Nhận thức nguồn gốc của bệnh tật. Căn nguyên của hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ tâm. Chỉ cần điều trị tâm cho tốt thì cơ thể tự nhiên sẽ khỏe mạnh không sinh bệnh. Ba nhà Nho, Thích, Đạo đều xem trọng việc tu tâm. Tông chỉ tu học của ba nhà chính là “chớ làm các việc ác, siêng làm các việc lành”.“Chớ làm các việc ác” chính là nói về căn nguyên của bệnh tật. Căn nguyên của bệnh tật là gì? Là ác. Nếu chúng ta không làm ác thì tự nhiên sẽ không sinh bệnh. “Siêng làm các việc lành” đó là phương thuốc để chữa bệnh. Thế nên trị tâm chính là phòng bệnh. Thầy thuốc nếu như đợi đến khi bạn mắc bệnh rồi mới điều trị thì đó thuộc về loại thầy thuốc thông thường. Thầy thuốc giỏi chính là khi bạn chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh.
Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải. Thiện Đạo Đại sư đã từng nói: “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải”. Ý nghĩa của câu nói này chính là tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, chỉ vì mỗi một việc như vậy. Đã vì một sự việc thì Thích Ca Mâu Ni Phật vào năm đó giảng một bộ kinh Di Đà chẳng phải là đủ rồi sao? Tại sao còn phải giảng nhiều kinh điển như vậy? Đáp án đều ở trong kinh, chỉ tại bản thân chúng ta lơ là không chú ý.
Định công có thể đột phá tần số không gian. Sáu cõi không phải do nhà Phật nói đầu tiên, mà tôn giáo cổ xưa Ấn Độ nói đầu tiên. Những tôn giáo cổ xưa này cũng tu định rất thành công. Cái mà chúng ta gọi là không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều, ngay cả đến không gian vô hạn, dùng thiền định có thể đột phá.Hiện nay khoa học chứng thực, quả thật có sự tồn tại của không gian khác nhau, nhưng khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có cách đột phá, cũng chính là nói, nhân loại chưa có cách gì nhìn thấy quá khứ vị lai.Thế nhưng ở trong thiền định có thể đột phá, người có năng lực này sẽ nhìn thấy rất rõ ràng. Họ chính mắt nhìn thấy, cho nên ở trong kinh điển của họ đều nói rất rõ ràng minh bạch về tình trạng của sáu cõi luân hồi.
Khu vực giáo hóa của một vị PhậtA Di Đà Phật không xuất hiện ở thế gian chúng ta mà ở một thế giới khác. Có người nói, thế giới này cách thế giới của chúng ta mười vạn ức (10.000 tỷ) cõi Phật, ở bên đó có một thế giới rất lớn gọi là thế giới Cực Lạc. Một cõi Phật là khu vực giáo hóa của một vị Phật, thông thường là một tam thiên đại thiên thế giới, tức là một tỷ hệ ngân hà. Cũng có rất nhiều vị Phật khu vực giáo hóa là hai đại thiên thế giới, có vị năm-sáu đại thiên thế giới, có vị mười mấy đại thiên thế giới, do nguyện lực của mỗi đức Phật khác nhau.
Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì họ chính là Phật. Chúng ta lễ kính với họ không phải xem ở con người hay xem vào việc mà họ đang làm, mà là tôn trọng Phật tánh của họ. Phật tánh của họ cùng với tất cả chư Phật Như Lai không hề khác biệt. Đây là nói đối với chúng sanh hữu tình.Ngoài ra còn có chúng sanh vô tình, chính là vạn vật trong thế gian. Phật nói chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Phật vì sự khác biệt giữa hữu tình cùng vô tình nên gọi là Phật tánh cùng Pháp tánh, kỳ thật là một tánh. Cho nên, chúng sanh vô tình cũng phải cung kính, cùng một lòng cung kính giống như đối với A Di Đà Phật, nếu như có sự khác biệt thì bạn không phải là tu hạnh Phổ Hiền.