Không ngừng tự độ - độ người, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật. Sau khi “tự giác” (chính mình giác ngộ) mới có thể “giác tha” (giúp đỡ người khác học Phật). Thực tế mà nói, giác tha cũng là việc tương đối không dễ dàng gì. Vì sao chúng ta phải giác tha vậy? Tự giác phá “phiền não chướng” (tham-sân-si-mạn), giác tha phá “sở tri chướng” (thành kiến của chính mình tự cho là đúng). Đây chính là nói, nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được sở tri chướng. Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi dạy học, khi cùng các bạn học hỏi đáp, trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.Chúng ta biết được bao nhiêu thì giúp người khác bấy nhiêu, quyết định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền được thù thắng. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nội dung trích từ bài viết
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Không ngừng tự độ - độ người, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật

Sau khi “tự giác” (chính mình giác ngộ) mới có thể “giác tha” (giúp đỡ người khác học Phật). Thực tế mà nói, giác tha cũng là việc tương đối không dễ dàng gì. Vì sao chúng ta phải giác tha vậy? 

Tự giác phá “phiền não chướng” (tham-sân-si-mạn), giác tha phá “sở tri chướng” (thành kiến của chính mình tự cho là đúng). Đây chính là nói, nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được sở tri chướng. Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi dạy học, khi cùng các bạn học hỏi đáp, trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.

Chúng ta biết được bao nhiêu thì giúp người khác bấy nhiêu, quyết định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền được thù thắng.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat

Ý đẹp mỗi ngày
Tất cả chúng ta đều là người một nhà Trong vũ trụ chỉ có một chân thần, một đấng sáng tạo mà thôi, nhưng vì ngày trước giao thông không thuận tiện, thông tin không phát triển, nên đối với những quần tộc khác nhau, vị chân thần này biến hóa phân thân, ở Kitô giáo thì biến thành Chúa Jesus, ở Phật giáo thì biến thành Phật Thích Ca Mâu Ni, ở Hồi giáo thì biến thành Muhammad, tất cả chỉ là một vị. Nếu bạn phê bình vị nào đó thì bạn đã phê bình vị chân thần rồi. Việc này công bằng, cho nên chúng ta phải cùng nhau xây dựng một tín ngưỡng chung, đều là người một nhà.Tôi đã đi qua rất nhiều quốc gia khu vực, đã tiếp xúc với các nhân sĩ tôn giáo khác nhau, chưa có ai phản đối cả. Việc này là nằm ngoài dự tính, tôi nghĩ có lẽ sẽ có người phản đối, nhưng chưa gặp phải sự phản đối nào, họ đều có thể thừa nhận. Cả vũ trụ là cùng một thể, giữa con người với nhau, giữa con người với chúng sinh, trong Đại Thừa giáo nói là đều chung một pháp thân, “nhất tâm nhất trí huệ” mà trong kinh thường hay nói. Bạn hiểu được chân tướng sự thật thì “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” tự nhiên sẽ liền lưu lộ, tự nhiên bạn sẽ quan tâm đến tất cả chúng sinh. Hết thảy chúng sinh có khổ nạn, bạn nhất định sẽ toàn tâm toàn ý đi giúp đỡ họ.
Tất cả chư Phật đều là niệm "A Di Đà Phật" mà thành PhậtThích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, Ngài là niệm Phật thành Phật. Nếu không có Đại sư Ngẫu Ích chỉ ra, chúng ta đọc kinh Di Đà cả đời cũng không thể phát hiện được Thích Ca Mâu Ni Phật là niệm "A Di Đà Phật" thành Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật như vậy, tất cả chư Phật cũng đều là như vậy. Chúng ta xem điều này thấy rất khó tin, nhưng nếu từ trên lý mà nói thì có thể thông. "A Di Đà Phật" là ý nghĩa gì? Bốn chữ này là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung văn là "Vô Lượng Giác". Các vị nghĩ xem, có vị Phật nào mà không phải là vô lượng giác? Do đây có thể biết, vô lượng giác là tên chung của tất cả chư Phật Như Lai. Thế giới Tây Phương, Bồ Tát Pháp Tạng thành Phật, Ngài đã dùng danh hiệu này, cho nên trong danh hiệu này có lý, có sự. Lý như vậy, sự cũng không ngoại lệ. Đây là pháp môn không thể nghĩ bàn.______________________________Ngày 17/11 Âm Lịch hàng năm là ngày kỷ niệm đản sinh Đức Phật A Di Đà, chúng ta hãy cùng nhau niệm Phật, tụng kinh, lễ Phật, ăn chay, phóng sinh, làm các việc lành để tỏ lòng biết ơn với ân đức của Phật A Di Đà đã kiến tạo nên Thế giới Cực Lạc, phổ độ vô lượng vô biên chúng sinh vĩnh viễn thoát khỏi sinh tử luân hồi.Nguyện hồi hướng công đức này để cầu chúc cho thế giới hài hòa, đất nước an bình, gia đình hạnh phúc, mọi người đều thân tâm tự tại an lạc. A Di Đà Phật 🙏
Số mệnh chuyển đổi bởi Thiện - ÁcTuy nói rằng có số, song chỉ người bình thường mới bị số mệnh trói buộc. Nếu là một người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chủ định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ.Còn người cực ác, cho dù số mệnh chủ định được hưởng phúc, song vì họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phúc trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay đã chứng minh tính chính xác của đạo lý này. Trong kinh Phật nói: “Muốn cầu phú quý được phú quý, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ. Chỉ cần tu tạo việc lành thì số mệnh không sao trói buộc được chúng ta.”🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-2
Đức hạnh đáng được người khen ngợiThánh nhân thế gian như Khổng phu tử, bạn xem học trò khen ngợi ông là: “ôn lương cung kiệm nhường”, là cách nhìn của học sinh đối với thầy. Thầy ôn hậu, lương thiện, đối với người cung kính, đối với việc cẩn thận, tiết kiệm, khiêm nhường. Đức hạnh này đáng được người khen ngợi. Trong đó tiết kiệm chính là lấy khổ làm thầy. Khiêm nhường, việc tốt xin nhường người khác. Thật sự làm được, đối với người không tranh, đối với thế gian không cầu. Cuộc sống này an vui biết bao, đó mới thật sự là hưởng thụ cao nhất của đời người. Hưởng thụ cao nhất đời người, hạnh phúc mỹ mãn, không phải có tiền, cũng không phải có địa vị, không hề liên quan đến những danh lợi này. Cuộc sống vật chất rất đơn giản, nhu cầu mỗi ngày rất ít, chỉ cần có thể ăn no mặc ấm, có một mái nhà nhỏ để che nắng che mưa, vậy là đủ, rất mãn nguyện, ngoài ra không cần thiết.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muc-tieu-cua-giao-duc-truoc-day-khong-giong-nhu-hien-nay
"Sư thừa", phương pháp giữ gìn tâm thanh tịnh. Nếu như bạn thân cận một vị thầy giáo; người khác giảng kinh nói pháp, khai thị khuyên dạy; bạn thảy đều nghe hết thì tâm nhất định tán loạn. Tâm bị biến đổi, bạn liền đi với người khác, nhân duyên thù thắng không gì bằng của chính mình bạn đã bỏ lỡ qua, đã bị vuột mất rồi. Không chỉ không được nghe người khác nói chuyện, mà những kinh sách chưa được sự đồng ý của thầy cũng không được xem. Khi chưa tiếp xúc Phật pháp, tôi ưa thích đọc sách, tôi xem qua rất nhiều, thế nhưng sau khi học Phật tôi liền vâng theo lời dạy của thầy. Không chỉ toàn bộ sách của thế gian tôi thảy đều không xem, mà ngay đến kinh điển của Phật giáo, tôi lướt qua cũng không nhiều. Thế nhưng thông thường khi người ta nhắc đến, tôi đều có thể hiểu được. Vĩnh viễn giữ gìn tâm địa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ. 
Định công có thể đột phá tần số không gian. Sáu cõi không phải do nhà Phật nói đầu tiên, mà tôn giáo cổ xưa Ấn Độ nói đầu tiên. Những tôn giáo cổ xưa này cũng tu định rất thành công. Cái mà chúng ta gọi là không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều, ngay cả đến không gian vô hạn, dùng thiền định có thể đột phá.Hiện nay khoa học chứng thực, quả thật có sự tồn tại của không gian khác nhau, nhưng khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có cách đột phá, cũng chính là nói, nhân loại chưa có cách gì nhìn thấy quá khứ vị lai.Thế nhưng ở trong thiền định có thể đột phá, người có năng lực này sẽ nhìn thấy rất rõ ràng. Họ chính mắt nhìn thấy, cho nên ở trong kinh điển của họ đều nói rất rõ ràng minh bạch về tình trạng của sáu cõi luân hồi.
Học Phật là học làm một người giác ngộ viên mãn. “Học Phật” và “Phật học” là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham-sân-si-mạn, đây là “Phật học”, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian.Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là “học Phật” chân chính, rất có lợi ích! 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Dạy con làm người hay dạy con đạt điểm số?Lần đầu cùng phụ huynh nói chuyện, tôi thường hỏi: “Anh cảm thấy giáo dục con cái thì thái độ làm người-làm việc có phải là việc quan trọng của cả đời hay không? Hay là điểm số quan trọng?” Điểm số phải không? “Lần này con thi được mấy điểm, mau đem ra đây!”. Trong đầu phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số. Chúng ta rõ ràng cảm thấy thái độ làm người-làm việc là quan trọng, nhưng tại sao cuối cùng lại tập trung ở trên điểm số? Quả thực không thể trách các vị phụ huynh, bởi vì họ chưa thể nhận ra được là cách làm người-làm việc đối với cả đời của đứa bé có sự ảnh hưởng to lớn dài lâu cỡ nào, còn điểm số, 100 điểm lập tức xem thấy được, hơn nữa còn có thể đem ra nói: “Con trai tôi kì nào thi cũng đều 100 điểm”.Bình lặng mà suy xét, ngày nay chúng ta đem trẻ nhỏ hướng chúng đi trên con đường của điểm số, xin hỏi chúng sẽ đi đến đời sống như thế nào? Bạn có thể xem thấy được hay không? Bạn mong muốn thúc đẩy chúng đi trên con đường này, bạn cũng phải tường tận, chúng ta đang đẩy trẻ nhỏ đi về hướng danh lợi.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/lam-the-nao-de-day-con-song-hanh-phuc-va-thanh-cong-phan-1