Phân biệt giữa “tu học” và “tu hành” Không phải là nói không làm việc gì cả thì mới gọi là tu hành. Vậy thì hoàn toàn sai rồi. Mỗi ngày gõ mõ tụng kinh, cho rằng đó là tu hành sao? Đó là học tập.Tu hành là ở đâu? Tu hành là ở trong sự đối mặt với hết thảy người - việc - vật, xem thử tâm có còn thanh tịnh như vậy không. Khi bận rộn thì tâm địa vẫn là thanh tịnh. Khi bận rộn mà tâm địa không thanh tịnh thì là gì? Trong đó xen tạp thị phi nhân ngã, xen tạp tự tư tự lợi, vậy thì không thanh tịnh. Cho nên ở trong công việc phải tu cho mất hết tự tư tự lợi, đây gọi là tu hành chân chính. Khởi tâm động niệm là vì người khác, không có chút gì vì chính mình, không có một chút ý niệm lợi mình, tu cho mất hết điều này. Đây là phiền não tập khí, phải ở trong công việc, phải ở trong đại chúng mà tu cho mất hết. Tham sân si mạn, đặc biệt là ngạo mạn, bạn không tiếp xúc với người thì làm sao bạn biết được ngạo mạn của bạn đã đoạn hết chưa? Bạn không tiếp xúc với đại chúng thì làm sao bạn biết tham sân si của bạn không còn nữa? Cho nên tu hành thì không tách rời khỏi quần chúng.🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh

Phân biệt giữa “tu học” và “tu hành”

Không phải là nói không làm việc gì cả thì mới gọi là tu hành. Vậy thì hoàn toàn sai rồi. Mỗi ngày gõ mõ tụng kinh, cho rằng đó là tu hành sao? Đó là học tập.

Tu hành là ở đâu? Tu hành là ở trong sự đối mặt với hết thảy người - việc - vật, xem thử tâm có còn thanh tịnh như vậy không. Khi bận rộn thì tâm địa vẫn là thanh tịnh. Khi bận rộn mà tâm địa không thanh tịnh thì là gì? Trong đó xen tạp thị phi nhân ngã, xen tạp tự tư tự lợi, vậy thì không thanh tịnh. Cho nên ở trong công việc phải tu cho mất hết tự tư tự lợi, đây gọi là tu hành chân chính. Khởi tâm động niệm là vì người khác, không có chút gì vì chính mình, không có một chút ý niệm lợi mình, tu cho mất hết điều này. Đây là phiền não tập khí, phải ở trong công việc, phải ở trong đại chúng mà tu cho mất hết. Tham sân si mạn, đặc biệt là ngạo mạn, bạn không tiếp xúc với người thì làm sao bạn biết được ngạo mạn của bạn đã đoạn hết chưa? Bạn không tiếp xúc với đại chúng thì làm sao bạn biết tham sân si của bạn không còn nữa? Cho nên tu hành thì không tách rời khỏi quần chúng.

🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh

Ý đẹp mỗi ngày
Ở ngay trong công việc mà luyện tâm Làm việc là tu hành. Tu những gì? Tu bỏ tập khí phiền não, đây là công phu thật sự. Có người cung kính khen ngợi, bạn cười một cái, cảm ơn, không để ở trong tâm. Lại có người chán ghét oán hận, bạn xem thấy cũng cười một cái, cũng không để ở trong tâm. Vĩnh viễn giữ gìn tâm thanh tịnh bình hòa, đây gọi là tu hành.Người có công phu niệm Phật, bất luận cảnh giới nào hiện tiền, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những thứ khác.
Dạy con hiếu thuận cha mẹ, tôn kính người trênCha mẹ mỗi ngày phải làm ra dáng vẻ học tập để dạy con cái. Dạy con cái hiếu thuận cha mẹ, thì chính người làm cha mẹ phải hiếu thuận ông bà để con cái xem và học tập. Ông bà còn, mọi thứ phụng sự phải để trẻ nhỏ nhìn thấy. Ông bà không còn, cúng tế mỗi năm hết lòng nhớ tưởng, cũng phải dạy chúng thấy. Câu đầu tiên trong Tịnh Nghiệp Tam Phước dạy chúng ta: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Trong xã hội bây giờ, phiền phức chính là con người từ nhỏ không được học hiếu thuận cha mẹ, không biết tôn kính sư trưởng. Hiện nay con cái vô lễ với cha mẹ, học sinh đối với thầy cô không có chút lễ phép. Chúng ta từ xưa đến nay xem trọng nhất là giáo dục gia đình. Cho nên muốn biết gia đình bạn có tiền đồ hưng vượng hay không thì phải xem gia giáo của bạn. Đây là việc ngày nay chúng ta xem thường. Hiện tại, người làm cha mẹ chưa được tiếp nhận qua giáo dục gia đình tốt, họ sinh ra trẻ nhỏ rồi không biết dạy chúng thế nào, cho nên trẻ nhỏ lớn lên bội nghịch, không nghe lời. Lỗi lầm này không thể trách trẻ nhỏ, mà phải trách chính bạn không dạy tốt con cái.
Khu vực giáo hóa của một vị PhậtA Di Đà Phật không xuất hiện ở thế gian chúng ta mà ở một thế giới khác. Có người nói, thế giới này cách thế giới của chúng ta mười vạn ức (10.000 tỷ) cõi Phật, ở bên đó có một thế giới rất lớn gọi là thế giới Cực Lạc. Một cõi Phật là khu vực giáo hóa của một vị Phật, thông thường là một tam thiên đại thiên thế giới, tức là một tỷ hệ ngân hà. Cũng có rất nhiều vị Phật khu vực giáo hóa là hai đại thiên thế giới, có vị năm-sáu đại thiên thế giới, có vị mười mấy đại thiên thế giới, do nguyện lực của mỗi đức Phật khác nhau.
Học đạo mục đích là ở định huệ. Làm sao mới có thể học thành công? Là thâm nhập một môn, chọn lựa một pháp môn, những thứ khác thì nên buông xuống.Thâm nhập một môn thì được Tam-muội, điều này so với người thế gian cầu học thì không như nhau. Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này. Sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng tạp niệm càng nhiều hay sao? Học đạo, mục đích là ở chỗ Tam-muội, là ở định huệ, cho nên không thể xen tạp, không thể học quá nhiều. Đây là một bí quyết.Nhưng người tin tưởng không nhiều, họ vẫn thích học rộng nghe nhiều. Sau khi học được mấy chục năm, cuối cùng họ chết trong sự hối hận, thật sự mà nói họ chẳng có thành tựu gì. Điều này cổ đức có nói là do gặp duyên không đồng. 
Ý nghĩa của chữ “Hiếu 孝”Chữ “hiếu 孝” này, bạn tỉ mỉ mà quan sát, ở phía trên là chữ “lão 老” (người già, người nhiều tuổi), ở phía dưới là chữ “tử 子” (thế hệ sau, con cháu). Ý nghĩa này chính là nói rõ đời trước và đời sau là cùng một thể, không thể tách rời. Đời trước thì vẫn còn đời trước nữa, đời sau thì vẫn còn đời sau nữa. Chữ “hiếu 孝” này chính là đại biểu cho “hoành biến thập phương, thụ cùng tam tế 橫遍十方,豎窮三際” nghĩa là “Theo chiều ngang trọn khắp mười phương, theo chiều dọc cùng tận ba đời”. “Mười phương” là vô lượng vô biên thế giới, trong thế giới này bao gồm tất cả chúng sanh, chúng ta nói là mười pháp giới. “Ba đời” là nói quá khứ, hiện tại, vị lai. Hoành (chiều ngang) là không gian. Thụ (chiều dọc) là thời gian. Thời gian và không gian đều vô lượng, vô tận, đây chính là vũ trụ.“Hiếu” là cả vũ trụ, cả vũ trụ là một thể. Ai có thể hiểu được ý nghĩa này? Đây là đại đạo. Ở trong “hiếu”, cái đức quan trọng nhất chính là “thuận”. “Thuận” là tùy thuận tánh đức, điều này phải nên biết. Cho nên, “hiếu thuận” là tùy thuận tánh đức, tùy thuận theo nguyên tắc tự nhiên. Con người không thể bất hiếu với cha mẹ, không thể nghịch thầy phản đạo. Bất hiếu với cha mẹ, nghịch thầy phản đạo, cái tội này nặng vô cùng.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muc-tieu-cua-giao-duc-truoc-day-khong-giong-nhu-hien-nay
Đạo trời chính là quy luật nhân quảNhân tốt sẽ gặt quả tốt, nhân xấu sẽ có quả xấu. Nếu đã tự biết khuyết điểm của chính mình thì phải hết lòng hết sức cải đổi, làm lành tích đức. Đối với người phải hòa khí từ bi, bao dung độ lượng. Đối với bản thân phải biết gìn giữ tinh thần và sức khỏe của chính mình.Hãy coi tất cả những việc trước kia như hôm qua đã chết đi, còn những việc về sau như hôm nay mới sinh ra. Sống với cuộc đời bằng trái tim từ bi, yêu thương mọi loài, luôn sống hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại. Làm được việc này là chúng ta đã có một sinh mệnh mới, đó là sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức. Thân huyết nhục còn có khí số nhất định, còn sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức không bị số mệnh trói buộc, có thể cảm đến “đạo trời”. Người ta phải thường xét nghĩ đến hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến. Cho nên phúc hay họa đều là do mình. Đạo trời được nói đến ở đây chính là quy luật nhân quả.Tuy nói số trời định sẵn, song vẫn có thể cải đổi, chỉ cần mở rộng lòng đạo đức nhân nghĩa, gắng sức làm lành, tích chứa âm đức. Đó chính là tự mình tạo ra phúc báo cho mình, người khác muốn cướp muốn giật cũng không được. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-4
Vì sao nên đọc 300 biến Liễu Phàm Tứ Huấn? Ở mọi nơi tôi khuyên người học Phật, tôi đều khuyên phải từ Liễu Phàm Tứ Huấn mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào. Trước tiên bạn đem Liễu Phàm Tứ Huấn đọc qua ba trăm biến, phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. Đọc ba trăm biến Liễu Phàm Tứ Huấn dạy bạn điều gì? Dạy bạn tin sâu nhân quả. Thật sự đọc thông suốt rồi thì bạn sẽ hiểu được “miếng ăn, ngụm nước đều đã được định sẵn”, tuyệt đối không còn ý nghĩ không đáng có nữa, trong mạng đã định rồi, có nghĩ thì cũng uổng công. Cho nên chỉ có đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức thì mới có thể cải tạo vận mạng, chân thật làm đến được “không tranh với người, không cầu ở đời”.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1
Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì họ chính là Phật. Chúng ta lễ kính với họ không phải xem ở con người hay xem vào việc mà họ đang làm, mà là tôn trọng Phật tánh của họ. Phật tánh của họ cùng với tất cả chư Phật Như Lai không hề khác biệt. Đây là nói đối với chúng sanh hữu tình.Ngoài ra còn có chúng sanh vô tình, chính là vạn vật trong thế gian. Phật nói chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Phật vì sự khác biệt giữa hữu tình cùng vô tình nên gọi là Phật tánh cùng Pháp tánh, kỳ thật là một tánh. Cho nên, chúng sanh vô tình cũng phải cung kính, cùng một lòng cung kính giống như đối với A Di Đà Phật, nếu như có sự khác biệt thì bạn không phải là tu hạnh Phổ Hiền.