Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.

Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Trích từ sách Diệu Pháp Chữa Bệnh Bí Quyết Mạnh Khỏe Trường Thọ

Cuốn sách hội tập từ các buổi giảng của Hòa Thượng Tịnh Không nhằm giúp mọi người lý đắc tâm an, đoạn ác tu thiện để tâm thanh tịnh hiện tiền, thân thể được mạnh khỏe trường thọ.

Nghe trực tuyến
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

1. Thể nhược, tính nhu là một loại thuốc

“Thể nhược” không phải là cơ thể suy nhược. Nhược là trái nghĩa với cường, không được thể hiện quá cang cường. Tính tình phải nhu thuận thì mới có thể hài hòa. Trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán có câu “nhu hòa chất trực”. “Thể nhược” chính là “chất trực”, nghĩa là chân thành. Đối nhân xử thế cần phải nhu hòa, đối với người phải có thành ý, không được dùng thái độ ép bức mà đối đãi với người. Thái độ cần phải mềm mỏng, đặt mình ở chỗ thấp. Lời nói tối kị nhất là cách nói chuyện ra lệnh. Cho dù họ là cấp dưới của bạn, nếu như bạn có thể khiêm tốn thì họ sẽ làm việc còn tốt hơn nữa. Kị nhất là lớn tiếng ra lệnh, người khác bề ngoài phục tùng bạn nhưng trong lòng không phục. Nếu như bạn có thể khiến người tâm phục khẩu phục thì bạn thành công rồi.

2. Hành khoan, tâm hòa là một loại thuốc

Những toa thuốc này đối với việc tu thân của chúng ta rất có lợi ích, có thể tu thân dưỡng tính, thân tâm khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, sự nghiệp thuận lợi, xã hội hài hòa, thế giới hòa bình. “Hành khoan”, “khoan” là khoan hậu, “hành” là hành vi. Hành vi khoan hậu độ lượng, tâm phải hài hòa. Hòa bình, bình đẳng thì mới có hòa, bình là nhân, hòa là quả, đối xử với người không công bằng thì không thể nào có được hòa.

Tu thân dưỡng tính, thân tâm khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, sự nghiệp thành công. Đối nhân xử thế tâm phải hài hoà, hành vi độ lượng. Cư xử phải có thành ý, không được dùng thái độ bức ép người khác. Thái độ cần phải mềm mỏng, khiêm tốn. Kị nhất là cách nói chuyện ra lệnh vì người khác bề ngoài phục tùng nhưng trong lòng sẽ không phục. Nếu như có thể khiến người tâm phục khẩu phục thì bạn
mới thực sự thành công.

3. Động tĩnh hữu lễ là một loại thuốc

Bạn lễ phép lịch sự thì người khác sẽ tôn kính bạn, người khác sẽ kính yêu bạn. Người nhận được lợi ích thật sự chính là bản thân bạn.

4. Khởi cư hữu độ là một loại thuốc

Sống có quy luật, điều độ chính là đạo để khỏe mạnh, trường thọ vậy.

5. Cận đức viễn sắc là một loại thuốc

Phải thân cận người có đức hạnh. “Viễn sắc” nghĩa là người nam nên tránh xa người nữ một chút, người nữ cũng nên tránh xa người nam một chút, đây chính là phương thuốc vậy.

6. Trừ khử dục tâm là một loại thuốc

“Dục” chính là dục vọng. Người nào cũng có dục vọng, nếu không có dục vọng thì bạn đã không đến cõi nhân gian này rồi. Dục vọng càng nhạt càng tốt. Dục vọng quan trọng nhất của con người là đời sống. Phật Thích-ca Mâu-ni đã biểu diễn cho chúng ta thấy, giữa ngày ăn một bữa, dưới cây ngủ một đêm, chân thật giảm dục vọng đến mức thấp nhất. Ngài giữ nguyên điều này, một đời không thay đổi. Ngài giảng kinh dạy học 49 năm, 79 tuổi Ngài viên tịch tại trong rừng chứ không phải ở trong nhà, Ngài hòa mình vào thiên nhiên.

7. Nhường nhịn giữ đạo nghĩa là một loại thuốc

Việc này tốt, đặc biệt là đối với của cải, khi phân chia tài sản có thể nhường nhịn, không được tranh giành. Hiện nay chúng ta thấy rất nhiều người lớn tuổi sau khi qua đời, con cái nhiều, anh chị em phân chia gia sản thường tranh cãi đem nhau ra tòa. Đây là việc bất nghĩa, sao có thể xứng đáng với người đã khuất? Nếu như người mất thấy được cảnh tượng này thì sao không đau lòng cho được? Người xưa từ nhỏ đã được nhận sự giáo dục tốt, đó là giáo dục về luân lý, về đạo đức, về nhân quả. Khi họ phân chia tài sản thảy đều nhường nhịn nhau, đều mong người khác có được nhiều hơn một chút, còn mình ít đi một chút. Cho dù là chia tài sản nhưng tình thân của họ vĩnh viễn đoàn kết với nhau. Đây là điều tốt! Thế nên, người xưa chia nhà chứ không tham tài, họ đều nghĩ làm thế nào để chăm sóc tốt các anh chị em ruột thịt của mình. Người có năng lực nhiều thì sẽ được chia ít tài sản hơn, bởi vì họ có năng lực làm việc. Người có năng lực kém thì mong cho họ được nhận nhiều hơn một chút. Người xưa có đạo nghĩa, lòng yêu thương, các bên quan tâm chăm sóc lẫn nhau, việc này là đúng.

Sống biết nhường nhịn giữ gìn đạo nghĩa. Người được nhận giáo dục về luân lý, đạo đức, nhân quả khi phân chia tài sản đều sẽ nhường nhịn nhau. Dù là chia tài sản nhưng tình thân vĩnh viễn đoàn kết, chia nhà chứ không tham tài.  Họ nghĩ làm thế nào để chăm sóc tốt các anh chị em ruột. Người có năng lực nhiều thì sẽ được chia ít bởi vì họ có năng lực làm việc. Người có năng lực kém thì mong cho họ được nhận nhiều hơn một chút. Sống có đạo nghĩa, biết yêu thương chăm sóc lẫn nhau.

8. Không lấy thứ không phải của mình là một loại thuốc

Thế nào gọi là không phải của mình? Thứ mình không nên có thì nhất định không được lấy. Tài sản không phải của mình thì cũng gọi là tài sản bất nghĩa, nếu như bạn tham lấy thì sẽ gặp tai nạn. Trước mắt tuy không nhìn thấy tai nạn, nhưng mối họa đã được trồng xuống rồi. Trong luật nhân quả có nói, bạn hiện nay có phúc là do nhân ác mà bạn đã gieo hiện giờ chưa hiện ra báo ứng, đợi đến khi bạn hưởng hết phúc rồi thì tai nạn sẽ hiện tiền. Thế nên, tài sản không phải của mình, đồ vật không phải của mình thì chúng ta không được tùy tiện chiếm hữu, thậm chí cũng không được khống chế.

9. Tuy họ đáng ghét mà mình vẫn yêu thương là một loại thuốc

Tuy rằng rất ghét họ, chán ghét họ nhưng vẫn yêu thương chăm sóc họ như trước, đây chính là tâm từ bi, tâm thương xót. Người mà không được người khác yêu mến là vì rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân quan trọng nhất là do nghiệp báo của người đó. Chúng ta là người thấu suốt, là người có tu dưỡng thì phải nên tha thứ cho họ. Người thật sự nhân từ nhìn thấy họ thì sẽ không đành lòng nhìn thấy họ như vậy, cho nên vẫn thương xót họ, giúp đỡ họ, chăm sóc họ. Đây chính là đức hạnh.

Tổng hợp 9 phương thuốc trị tâm tu nhân thiện, đoạn nhân ác

1. Đối nhân xử thế cần phải nhu hòa, có thành ý

2. Tâm thái hài hòa, khoan hồng độ lượng, công bằng đối xử với mọi người

3. Cư xử có lễ phép lịch sự

4. Sống có quy luật, điều độ

5. Gần người có đức hạnh, giữ khoảng cách với người khác giới

6. Đời sống càng ngày càng ít dục vọng

7. Nhường nhịn giữ đạo nghĩa khi phân chia của cải

8. Không tham lấy thứ không phải của mình

9. Giữ gìn đức hạnh, nhân từ tha thứ những người mà mình chán ghét

9 Phương thuốc trị tâm, Tu nhân thiện, Đoạn nhân ác. Tự nhiên sẽ được phúc báo tốt lành. 1. Đối nhân xử thế cần phải nhu hòa, có thành ý. 2. Tâm thái hài hòa, khoan hậu độ lượng, công bằng đối xử với mọi người. 3. Cư xử có lễ phép lịch sự. 4. Sống có quy luật, điều độ. 5. Gần người có đức hạnh, giữ khoảng cách với người khác giới. 6. Đời sống càng ngày 
càng ít dục vọng. 7. Nhường nhịn giữ đạo nghĩa khi phân chia của cải. 8. Không tham lấy thứ không phải của mình. 9. Giữ gìn đức hạnh, nhân từ tha thứ những người mà mình chán ghét.

Chương Thuyết Bách Bệnh Sùng Bách Dược chủ yếu là từ trên nhân mà nhắc nhở chúng ta, để chúng ta tu nhân thiện, đoạn nhân ác, tự nhiên sẽ được phúc báo tốt lành. Đây có thể xem là phần bổ sung cho sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, khiến cho sách ấy càng thêm viên mãn. Tu học những điều này có thể giúp cho chúng ta thân tâm được khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi, lợi ích rất nhiều, hãy nên học tập.

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 02-039-0124)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.

Nhận thức Phật giáo
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Bài viết giới thiệu 10 phương pháp trị bệnh bằng cách nhìn thấu và buông xuống ý niệm trong tâm.

Giáo dục đời sống
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân

Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Học Phật vấn đáp
Hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay

Hòa Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của một số đồng tu về cách hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay, không phạm giới sát.

Chia sẻ bài viết với mọi người