Nguyên nhân của áp lực và căng thẳng Hỏi: Người hiện nay công việc căng thẳng, áp lực rất lớn, xin hỏi ở trong Phật pháp có những phương pháp nào có thể giảm nhẹ áp lực, điều hòa thân tâm ạ?Đáp: Phương pháp trong Phật pháp vô cùng nhiều. Nếu bạn thật sự biết dùng thì dùng rất thích hợp, bất luận là bạn công việc bận rộn như thế nào, bạn cũng sẽ không có áp lực, thân tâm nhẹ nhàng, vui vẻ, công việc của bạn làm được rất viên mãn, mọi mặt đều có thể chu đáo. Bạn phải hiểu là áp lực, căng thẳng từ đâu mà tới? Đều là từ phân biệt chấp trước mà có. Nói phân biệt chấp trước, người thông thường không hiểu lắm, chúng tôi nói cạn hơn một chút, là từ tự tư tự lợi, tham sân si mạn mà tới. Nếu không có tự tư tự lợi thì bạn là một người quân tử có đức hạnh, không có tham sân si mạn thì bạn tràn đầy trí huệ. Bạn xem người có đức hạnh, trí huệ, làm sao họ căng thẳng chứ? Làm sao họ có áp lực? Lúc này thì bạn tường tận rồi.🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh

Nguyên nhân của áp lực và căng thẳng

Hỏi: Người hiện nay công việc căng thẳng, áp lực rất lớn, xin hỏi ở trong Phật pháp có những phương pháp nào có thể giảm nhẹ áp lực, điều hòa thân tâm ạ?

Đáp: Phương pháp trong Phật pháp vô cùng nhiều. Nếu bạn thật sự biết dùng thì dùng rất thích hợp, bất luận là bạn công việc bận rộn như thế nào, bạn cũng sẽ không có áp lực, thân tâm nhẹ nhàng, vui vẻ, công việc của bạn làm được rất viên mãn, mọi mặt đều có thể chu đáo. 

Bạn phải hiểu là áp lực, căng thẳng từ đâu mà tới? Đều là từ phân biệt chấp trước mà có. Nói phân biệt chấp trước, người thông thường không hiểu lắm, chúng tôi nói cạn hơn một chút, là từ tự tư tự lợi, tham sân si mạn mà tới. Nếu không có tự tư tự lợi thì bạn là một người quân tử có đức hạnh, không có tham sân si mạn thì bạn tràn đầy trí huệ. Bạn xem người có đức hạnh, trí huệ, làm sao họ căng thẳng chứ? Làm sao họ có áp lực? Lúc này thì bạn tường tận rồi.

🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh

Ý đẹp mỗi ngày
Học đạo mục đích là ở định huệ. Làm sao mới có thể học thành công? Là thâm nhập một môn, chọn lựa một pháp môn, những thứ khác thì nên buông xuống.Thâm nhập một môn thì được Tam-muội, điều này so với người thế gian cầu học thì không như nhau. Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này. Sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng tạp niệm càng nhiều hay sao? Học đạo, mục đích là ở chỗ Tam-muội, là ở định huệ, cho nên không thể xen tạp, không thể học quá nhiều. Đây là một bí quyết.Nhưng người tin tưởng không nhiều, họ vẫn thích học rộng nghe nhiều. Sau khi học được mấy chục năm, cuối cùng họ chết trong sự hối hận, thật sự mà nói họ chẳng có thành tựu gì. Điều này cổ đức có nói là do gặp duyên không đồng. 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 Xin chúc mọi người Năm mới vui vẻ Đừng làm việc ác Tuổi tuổi bình an Siêng làm việc lành Năm năm như ý Kính chúc mọi người năm mới như ý cát tường, tinh tấn một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, y giáo phụng hành, một câu Phật hiệu niệm đến cùng 🙏Chúng ta hãy cùng nhau chăm chỉ học tập và áp dụng những lời khai thị vàng ngọc của Hòa Thượng Tịnh Không trong cuộc sống hàng ngày, để chân thật nhận được sự hưởng thụ cao nhất của đời người.Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật.A Di Đà Phật 🙏
Cùng học với một lão sư tốt, vì sao có người thành tựu, có người thì không thể thành tựu? Nhân tố trong đây quả nhiên rất nhiều, thế nhưng một nhân tố quan trọng nhất, khẳng định là ở “y giáo phụng hành”. Cũng chính là ngày nay nói, học trò nghe lời, học trò tiếp nhận chỉ đạo, người học trò này khẳng định thành tựu. Không thể tiếp nhận chỉ đạo, gọi là “bằng mặt không bằng lòng”, vẫn tùy thuận tri kiến của chính mình, loại người này phần nhiều đều là người tương đối thông minh, đó chính là ngạn ngữ thường nói “thông minh lại bị thông minh hại”. Người thông minh không bằng người thành thật, người thành thật thành tựu, người thông minh thất bại. Cái thí dụ này, xưa nay trong ngoài, chúng ta thấy được quá nhiều rồi. 
Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật Người xưa nói, đọc sách an vui, đọc kinh Phật càng an vui, thế gian bất cứ an vui nào cũng không sánh được an vui khi đọc kinh Phật. Vui là thuật dưỡng sinh tối thượng thừa. Nếu bạn khế nhập Phật pháp, thâm giải nghĩa thú thì tinh thần của bạn an vui, vĩnh viễn không bị đoạn mất. Sau đó bạn mới biết tại vì sao chúng ta phải học Phật.Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật. Tôi là vì duyên cớ này mới vào cửa Phật.Năm xưa tiên sinh Phương Đông Mỹ đã đem Phật pháp giới thiệu cho tôi, nói với tôi học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh. Tôi bị câu nói này của ông kéo vào. Tại vì sao tôi phải học Phật? Tôi muốn cầu sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh.🙏 A Di Đà Phật, hãy cùng nhau học tập tại website https://www.niemphatanvui.vn/
Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải. Thiện Đạo Đại sư đã từng nói: “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải”. Ý nghĩa của câu nói này chính là tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, chỉ vì mỗi một việc như vậy. Đã vì một sự việc thì Thích Ca Mâu Ni Phật vào năm đó giảng một bộ kinh Di Đà chẳng phải là đủ rồi sao? Tại sao còn phải giảng nhiều kinh điển như vậy? Đáp án đều ở trong kinh, chỉ tại bản thân chúng ta lơ là không chú ý.
Tùy thuận sinh thái tự nhiên là khỏe mạnh nhất. Thân thể con người là một tiểu vũ trụ, mỗi cơ quan, mỗi mao mạch, mỗi tế bào nếu như có thể tùy thuận sinh thái tự nhiên thì sẽ khỏe mạnh không sinh bệnh. Ngược lại, nếu không thể thuận theo tự nhiên thì sẽ sinh bệnh. Cái tự nhiên này chính là tâm tính của chính mình, Phật gọi là “chân tâm ly niệm”, chân tâm không hề có một vọng niệm thì đó chính là tự nhiên. Nếu khởi tâm động niệm là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì đã trái ngược với tự nhiên, trái ngược với tâm tính, cho nên đã phá hoại tổ chức của các cơ quan bộ phận, huyết mạch, tế bào của chúng ta. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Vì vậy, tâm càng thanh tịnh thì sẽ ít đau bệnh, nghiệp chướng cũng sẽ giảm nhẹ. 
Thực hành xây dựng vận mệnh tốt đẹpCách sống sâu sắc, khiêm cung để đạo đức dần dần nâng cao, phúc báo cũng tự nhiên tăng trưởng:Dù là vinh hoa phú quý, cũng phải giữ tâm như lúc thất chí nghèo hèn. Dù gặp may mắn tốt đẹp, cũng phải giữ lòng như lúc trắc trở khó khăn. Dù trước mắt có dư ăn dư mặc, cũng phải cần kiệm như lúc thiếu thốn. Dù được người ta yêu thích kính trọng, cũng phải luôn khiêm tốn cẩn trọng.Dù gia thế có danh vọng đến đâu, cũng phải thấy mình thấp kém.Dù học vấn có cao thâm bao nhiêu, cũng phải thấy mình còn thô thiển.Xa thì truyền nối và mở rộng công đức của tổ tiên.Gần thì biết hiếu kính cha mẹ. Trên thì báo đáp ân huệ của trời đất.Dưới thì tạo dựng hạnh phúc cho gia đình. Ngoài thì cứu tế cấp nạn cho người nghèo khổ bệnh tật hoạn nạn.Trong thì luôn đề phòng niệm tưởng tà ác.Chúng ta phải tận tâm tận lực thực hành, quyết không để ngày tháng quý báu trôi qua vô ích.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-5
Nên cắm gốc đức hạnh từ lúc nào?Bạn biết cội gốc của đức hạnh ở đâu không, phải có thể trị gốc thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Hiện tại, các doanh nghiệp lớn cũng bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo, tục ngữ của phương Đông gọi là “lâm nguy mới ôm chân Phật”. Bạn nghĩ một người trong hai tháng có thể huấn luyện để trở thành một người có thái độ lễ phép không? Lấy ví dụ như một nhóm người vốn dĩ rất khô cứng, không biết cười và được rèn luyện trong hai tháng để đón tiếp khách hàng với thái độ niềm nở tươi cười. Nhưng khi xem thấy họ cười thì toàn thân bạn sẽ nổi da gà, bởi vì họ cười rất không tự nhiên do nụ cười của họ là muốn lấy tiền từ trong túi bạn, chứ không phải là tôn kính người từ trong nội tâm. Chúng ta phải nên cắm gốc đức hạnh từ lúc nào? Phải từ nhỏ mới có thể cắm được gốc. Trẻ không được dạy dỗ từ nhỏ, khi đã lớn khôn rồi chúng ta mới muốn kéo chúng trở lại thì sẽ rất khó khăn, cho nên trẻ nhất định phải được dạy từ nhỏ. Chúng ta phải nuôi dưỡng chánh khí hồn nhiên, dạy trẻ nhỏ có thái độ đối nhân xử thế chuẩn xác...🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/lam-the-nao-de-day-con-song-hanh-phuc-va-thanh-cong-phan-2