Trải sự luyện tâm Chúng ta mỗi ngày niệm Phật tụng kinh thời khóa công phu, nhưng nếu sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, thuận cảnh thì tâm ưa thích không giảm đi, nghịch cảnh thì tâm sân nhuế không giảm xuống, vậy thì chẳng có một chút công phu nào. Không phải nói bạn mỗi ngày tụng bao nhiêu bộ kinh, dập đầu bao nhiêu cái, niệm bao nhiêu câu Phật hiệu, đều không tính. Tổ sư đại đức nói rất rõ ràng, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp là do công phu sâu hay cạn, không phải nói bạn niệm Phật nhiều hay ít, không phải là nói bạn dập đầu bao nhiêu cái, bạn làm bao nhiêu việc tốt, không phải như vậy, là do bạn công phu sâu hay cạn. Phiền não của bạn mỗi ngày mỗi nhẹ, mỗi năm đều giảm đi, đây chính là công phu. Thuận cảnh không còn ham thích nữa, nghịch cảnh cũng không khởi sân nhuế nữa. Cho nên mỗi ngày đều phải khảo nghiệm bản thân mình, giống như học sinh đi học vậy, thầy giáo mỗi ngày đều kiểm tra bài, mỗi ngày bạn phải vượt qua, không thể mỗi ngày đều nộp giấy trắng.(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 338)
Nội dung trích từ bài viết

Trải sự luyện tâm

Chúng ta mỗi ngày niệm Phật tụng kinh thời khóa công phu, nhưng nếu sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, thuận cảnh thì tâm ưa thích không giảm đi, nghịch cảnh thì tâm sân nhuế không giảm xuống, vậy thì chẳng có một chút công phu nào. Không phải nói bạn mỗi ngày tụng bao nhiêu bộ kinh, dập đầu bao nhiêu cái, niệm bao nhiêu câu Phật hiệu, đều không tính.

Tổ sư đại đức nói rất rõ ràng, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp là do công phu sâu hay cạn, không phải nói bạn niệm Phật nhiều hay ít, không phải là nói bạn dập đầu bao nhiêu cái, bạn làm bao nhiêu việc tốt, không phải như vậy, là do bạn công phu sâu hay cạn. Phiền não của bạn mỗi ngày mỗi nhẹ, mỗi năm đều giảm đi, đây chính là công phu. Thuận cảnh không còn ham thích nữa, nghịch cảnh cũng không khởi sân nhuế nữa. Cho nên mỗi ngày đều phải khảo nghiệm bản thân mình, giống như học sinh đi học vậy, thầy giáo mỗi ngày đều kiểm tra bài, mỗi ngày bạn phải vượt qua, không thể mỗi ngày đều nộp giấy trắng.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 338)

Ý đẹp mỗi ngày
Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì họ chính là Phật. Chúng ta lễ kính với họ không phải xem ở con người hay xem vào việc mà họ đang làm, mà là tôn trọng Phật tánh của họ. Phật tánh của họ cùng với tất cả chư Phật Như Lai không hề khác biệt. Đây là nói đối với chúng sanh hữu tình.Ngoài ra còn có chúng sanh vô tình, chính là vạn vật trong thế gian. Phật nói chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Phật vì sự khác biệt giữa hữu tình cùng vô tình nên gọi là Phật tánh cùng Pháp tánh, kỳ thật là một tánh. Cho nên, chúng sanh vô tình cũng phải cung kính, cùng một lòng cung kính giống như đối với A Di Đà Phật, nếu như có sự khác biệt thì bạn không phải là tu hạnh Phổ Hiền.
Đức hạnh đáng được người khen ngợiThánh nhân thế gian như Khổng phu tử, bạn xem học trò khen ngợi ông là: “ôn lương cung kiệm nhường”, là cách nhìn của học sinh đối với thầy. Thầy ôn hậu, lương thiện, đối với người cung kính, đối với việc cẩn thận, tiết kiệm, khiêm nhường. Đức hạnh này đáng được người khen ngợi. Trong đó tiết kiệm chính là lấy khổ làm thầy. Khiêm nhường, việc tốt xin nhường người khác. Thật sự làm được, đối với người không tranh, đối với thế gian không cầu. Cuộc sống này an vui biết bao, đó mới thật sự là hưởng thụ cao nhất của đời người. Hưởng thụ cao nhất đời người, hạnh phúc mỹ mãn, không phải có tiền, cũng không phải có địa vị, không hề liên quan đến những danh lợi này. Cuộc sống vật chất rất đơn giản, nhu cầu mỗi ngày rất ít, chỉ cần có thể ăn no mặc ấm, có một mái nhà nhỏ để che nắng che mưa, vậy là đủ, rất mãn nguyện, ngoài ra không cần thiết.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muc-tieu-cua-giao-duc-truoc-day-khong-giong-nhu-hien-nay
Số mệnh chuyển đổi bởi Thiện - ÁcTuy nói rằng có số, song chỉ người bình thường mới bị số mệnh trói buộc. Nếu là một người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chủ định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ.Còn người cực ác, cho dù số mệnh chủ định được hưởng phúc, song vì họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phúc trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay đã chứng minh tính chính xác của đạo lý này. Trong kinh Phật nói: “Muốn cầu phú quý được phú quý, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ. Chỉ cần tu tạo việc lành thì số mệnh không sao trói buộc được chúng ta.”🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-2
Công việc bận rộn, làm thế nào để tu hành đạt công phu? Hỏi: Kính thưa Hòa Thượng, trong công việc bận rộn thường ngày, con làm thế nào để có thể tu trì công phu thành phiến?Đáp: Các vị tổ sư đại đức đã dạy chúng ta, chính ở ngay trong công việc mà luyện tâm. Làm việc là tu hành. Tu những gì? Tu bỏ tập khí phiền não, đây là công phu thật sự. Thuận cảnh không sinh tham luyến, nghịch cảnh không khởi oán hận, đây chính là chân thật tu hành. Giữa đồng nghiệp với nhau, có người cung kính, khen ngợi bạn, bạn cười một cái, cảm ơn, không để ở trong tâm. Lại có người ghét bạn, oán hận bạn, bạn xem thấy cũng cười một cái, cũng không đặt ở trong tâm. Vĩnh viễn giữ gìn tâm thanh tịnh, bình hòa, đây là tu hành. Người niệm Phật bất luận cảnh giới nào hiện tiền, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những thứ khác, đây gọi là công phu thành phiến. Cho nên dụng công không cản trở làm việc. Niệm Phật thù thắng hơn tất cả, ví như tu Thiền thì không được, tu quán tưởng vẫn có lúc có trở ngại, chỉ duy nhất có niệm Phật là không trở ngại, niệm Phật là cách buông xuống thù thắng nhất.🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh
Phân biệt giữa “tu học” và “tu hành” Không phải là nói không làm việc gì cả thì mới gọi là tu hành. Vậy thì hoàn toàn sai rồi. Mỗi ngày gõ mõ tụng kinh, cho rằng đó là tu hành sao? Đó là học tập.Tu hành là ở đâu? Tu hành là ở trong sự đối mặt với hết thảy người - việc - vật, xem thử tâm có còn thanh tịnh như vậy không. Khi bận rộn thì tâm địa vẫn là thanh tịnh. Khi bận rộn mà tâm địa không thanh tịnh thì là gì? Trong đó xen tạp thị phi nhân ngã, xen tạp tự tư tự lợi, vậy thì không thanh tịnh. Cho nên ở trong công việc phải tu cho mất hết tự tư tự lợi, đây gọi là tu hành chân chính. Khởi tâm động niệm là vì người khác, không có chút gì vì chính mình, không có một chút ý niệm lợi mình, tu cho mất hết điều này. Đây là phiền não tập khí, phải ở trong công việc, phải ở trong đại chúng mà tu cho mất hết. Tham sân si mạn, đặc biệt là ngạo mạn, bạn không tiếp xúc với người thì làm sao bạn biết được ngạo mạn của bạn đã đoạn hết chưa? Bạn không tiếp xúc với đại chúng thì làm sao bạn biết tham sân si của bạn không còn nữa? Cho nên tu hành thì không tách rời khỏi quần chúng.🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân. Chúng ta mỗi ngày vẫn chấp trước thành kiến của mình; tôi mới là đúng, anh là không đúng, đây là tri kiến phàm phu. Người thật sự có thành tựu; anh nói vậy là đúng, họ nói thế kia không đúng cũng đúng, không có gì là không đúng. Tại sao vậy? Không có phân biệt, không có chấp trước, vậy mới thật sự nhập cảnh giới. Chúng ta ngày nay có làm được không?Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, nghe pháp sư Bạch Thánh giảng kinh, thầy có kể một câu chuyện, một công án trong cửa Phật. Thầy kể có hai người xuất gia tranh chấp, đến chỗ lão Hòa thượng để thưa kiện, nhờ lão Hòa thượng phân xử. 
Nhân của phước báo Thế gian phước báo trời người, hạnh phúc mỹ mãn, nguyên nhân do đâu? Là do “Hiếu - Đễ” Hiếu là đạo, Đễ là đức Hợp lại chính là đạo đức.Trong Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ thì Hiếu - Đễ là quan trọng nhất. Hiếu là đối với Cha Mẹ, Đễ là đối với Thầy, còn gọi là Hiếu đạo và Sư đạo. Đễ là đệ tử, là phép tắc của người học trò. Thầy dạy chúng ta phải sống như thế nào, phải xử sự đối người tiếp vật như thế nào, chúng ta phải tôn sư trọng đạo, không được làm ngược lại lời dạy của Thầy.Phước báo có thể bao gồm giàu sang, nhưng giàu sang không thể bao gồm phước báo.Người có phước báo thì luôn tự tại vui vẻ, còn người giàu sang tuy phú quý nhưng có thể không vui.
Phương pháp đoạn hết thảy khổ ác. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo nói rằng Bồ-tát có một pháp có thể đoạn hết thảy khổ trong các đường ác. Đó là pháp nào vậy? Đó là ngày, đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp, khiến thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, không dung chứa một hào ly bất thiện xen tạp. Nếu có thể vĩnh viễn đoạn hết thảy ác, thì thiện pháp viên mãn vậy. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1