Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay

Hoà Thượng Tịnh Không giải đáp một số thắc mắc: Vì sao ăn chay lại là ăn rau củ? Ngũ huân là gì? Cách ứng xử để có thể ăn chay khi môi trường xung quanh đều ăn thịt.

Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chayGiải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Nghe trực tuyến
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay

Đức Phật nói vạn pháp đều bình đẳng, động thực vật đều có sinh mạng, ăn thịt đồng nghĩa với sát sinh. Cũng như vậy, rau củ cũng đều có sinh mạng, chúng ta cắt chúng ăn vì sao không phải là sát sinh ?

Bạn hỏi câu này rất hay, hỏi rất sâu. Con người liệu có thể không ăn được hay không? Được. Bạn xem Phật Thích-ca Mâu-ni năm xưa còn tại thế, mỗi ngày ăn một bữa, chúng ta thường xem trong kinh là như vậy. A-la-hán ở tại thế gian này mỗi tuần ăn một lần, còn Bích-chi-Phật nửa tháng ăn một lần. Đến cõi trời Sắc Giới thì thiên nhân không cần đến ăn uống nữa, người ở cõi trời Sắc Giới đã đắc Thiền Định, đắc được Sơ Thiền thì tài sắc danh thực thùy thảy đều không có, đây chính là công phu. Còn chúng ta ở thế gian này thì gọi là nghiệp báo, bạn bắt buộc cần phải có ăn uống, nếu không có ăn uống thì bạn không thể nào sống sót. Bạn không sống được thì bạn cũng không thể thoát ly lục đạo luân hồi, ở lục đạo luân hồi chung quy lại là oan oan tương báo, đạo lý này rất sâu, giảng cho bạn hai tuần cũng giảng không hết nổi. Nếu bắt buộc phải ăn thì bạn hãy nghĩ xem, bạn ăn thịt người tốt hay là ăn thịt động vật tốt? Việc này là có sự lựa chọn, bạn ăn thịt cha mẹ bạn tốt hay là ăn thịt người khác tốt? Bạn sẽ không ăn thịt cha mẹ mình mà ăn thịt người khác. Nếu so con người với động vật, thì bạn sẽ ăn động vật, chứ không ăn thịt người. Nếu so động vật với thực vật thì bạn sẽ bỏ động vật mà ăn thực vật. Bạn so sánh từng cấp bậc như thế thì sẽ hiểu rõ, không thể như nhau được.

Thực vật không có tâm báo thù oán hận, thậm chí khi thực vật lớn lên, chúng còn mong sớm được thu hoạch.
Thực vật không có tâm báo thù oán hận, thậm chí khi thực vật lớn lên, chúng còn mong sớm được thu hoạch.

Thực vật là sinh vật, thế nhưng chúng không có tình cảm, chính là nói chúng không có tâm báo thù, chúng không có tâm oán hận. Nếu bạn ăn động vật, động vật có báo thù, có oán hận, sẽ chiêu cảm đến điều gì? Đời sau không được như ý, vấn đề này nghiêm trọng đấy. Thực vật thì không như vậy, sau khi chúng lớn lên chúng còn mong bạn ăn chúng, vì sao vậy? Chúng tu cúng dường, chúng cũng biết tu phước. Chúng tôi ở Úc tự mình trồng rau, rau của chúng tôi không bón phân hóa học, không phun thuốc, thế nhưng cũng tốt như rau ở các nông trường thông thường khác. Chúng tôi để cho rau nghe tiếng niệm Phật, nghe giảng kinh, dùng máy thu âm phát ra cho chúng nghe, chăm sóc cho chúng vô cùng chu đáo. Vị đồng tu quản lý vườn rau có một tối đã nằm mơ thấy một quả mướp đến tìm ông ấy, nói rằng mướp đã già lắm rồi, hãy mau đi hái xuống. Ông ấy cảm thấy rất kỳ lạ, ngày hôm sau ông ấy đến chỗ đó tìm, quả nhiên tìm thấy, quả mướp ấy nằm khuất sau đám lá, sơ ý nên bị bỏ sót, quả thật nó đã già rồi, già đến mức nào? Không còn ăn được nữa, nên để nó lại làm giống. Bạn xem thực vật, hoa cỏ, cây cối đều thông hiểu nhân tính. Chúng ta đối với chúng có ân đức thì chúng cũng báo ân chúng ta, chúng báo ân chính là dùng cách này mà cúng dường mọi người. Những sự việc này bạn cần học tập cho tốt, bạn sẽ thật sự hiểu rõ vạn vật hiện tượng trong vũ trụ nhân sinh.

Đệ tử trong sinh hoạt và qua lại công việc thường phải tiệc tùng rượu thịt, vô cùng khổ não, lại không có cách gì thoát khỏi. Xin hỏi liệu có cần phải thay đổi môi trường thì tu hành mới có thể thành tựu không?

Điều này thì không cần thiết, có thể trong lúc qua lại với nhau, trong khi tiếp khách thì đây là cơ hội giáo dục. Người khác ăn thịt, bạn không ăn là được rồi, trong bữa tiệc nào không đến nỗi không có được một món rau. Nếu nói không có món rau nào thì bạn có thể vào bếp yêu cầu thêm, làm cho bạn món rau, bạn ăn một món rau là được rồi, không cần phải tránh né. Rượu thì bạn dùng trà thay rượu là được, họ uống rượu thì bạn uống trà, màu của trà cũng không khác nhiều so với màu rượu, phương tiện khéo léo. Sau đó người khác nhìn thấy rồi, học Phật như vậy không sai, học Phật cũng có thể tiếp khách, vậy thì bạn có thể nói Phật pháp cho họ. Hơn nữa, bạn có thể nói với họ chỗ tốt của ăn chay đối với sức khỏe bởi vì mỗi người đều xem trọng đến sức khỏe của mình. Bạn có thể dẫn dắt họ, tiệc tùng trong tương lai có thể một nửa là món mặn, một nửa là món chay, dần dần cảm hóa họ, vậy là đúng rồi, không cần phải trốn tránh.

Ăn chay vừa để bảo vệ tâm từ bi của chính mình, vừa là cách tốt nhất để bảo dưỡng sức khỏe.
Ăn chay vừa để bảo vệ tâm từ bi của chính mình, vừa là cách tốt nhất để bảo dưỡng sức khỏe.

Xin hỏi làm trong ngành dịch vụ ăn uống sát sinh thì có quả báo gì? Phải nên khuyên bảo như thế nào để người mới phát tâm không theo loại nghề nghiệp này?

Quả báo này, bạn chỉ cần tỉ mỉ đi quan sát, đều là không tốt. Khi tôi sống ở Hồng Kông, ở Hồng Kông rất nhiều người đều biết, những người làm nghề nghiệp này, thế hệ sau của họ đều có hình dáng giống súc sinh. Báo ứng đời này hiện tiền, bạn liền nghĩ đến việc sát hại chúng sinh, nghiệp sát này nặng đến mức nào? Nợ mạng phải trả mạng, tương lai bạn phải trả bao nhiêu mạng? Nợ tiền phải trả tiền. Chúng ta sống có nghèo khổ đến mấy cũng đừng làm nghề nghiệp này. May mà ở Hồng Kông việc ăn chay cũng rất thịnh hành. Đường phố lớn nhỏ, hầu như trên mỗi con phố đều có quán ăn chay, cho nên ăn chay ở Hồng Kông là rất thuận tiện. Làm khi nghề ăn uống thì làm đồ chay là được, đây là khuyên người ăn chay, bớt tạo nghiệp sát. Nếu làm đồ ăn chay ngon miệng thì mọi người đều hoan hỷ.

Ăn 10 ngày chay và ăn chay có phải là hai chuyện khác nhau không? Năm loại ngũ huân là gì? Chúng cũng là rau nhưng tại sao không thể ăn? 

Không sai, ăn 10 ngày chay và ăn chay là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Ăn chay là quanh năm rời xa huân tanh. “Huân” là ngũ huân (五葷) hoặc ngũ tân, ngũ vị tân, năm loại này vẫn là rau, bạn xem chữ “huân 葷” có bộ “thảo 艹” ở trên đầu. Ăn thịt là “tanh”. Cho nên gộp lại gọi là huân tanh. 

Ngũ huân (ngũ tân) cũng là thực vật nhưng tại sao người tu hành thường tránh ăn ngũ huân?

Ngũ huân hoặc ngũ tân là chỉ hành, nén, tỏi, hẹ, hưng cừ (hưng cừ là tiếng Ấn Độ, chính là hành tây). Tính chất của chúng đều tương đồng, trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói với chúng ta, những thứ này ăn sống sẽ kích thích cơ thể dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh; ăn chín sẽ kích thích hormone ham muốn tình dục. Phật dạy chúng ta giới dâm phải nên thiểu dục, cho nên ăn chín chúng thì có sự kích thích đối với sinh lý của bạn, ăn sống thì dễ nổi giận, mất bình tĩnh, phải biết điều này. Nhưng lúc bạn nấu ăn dùng chúng làm gia vị, số lượng rất ít, không khởi tác dụng, có thể dùng.

Xin Hòa Thượng từ bi khai thị thêm, khi nào thì có thể khai duyên với ngũ huân trong ăn uống?

Khai duyên nhà Phật nói rất có đạo lý. Giống như rượu, giới khai duyên của rượu là nhiều nhất. Tuy nhiên, say rượu sẽ loạn tính, cho nên đối với thứ này, Phật nghiêm cấm. Nhưng lúc bị bệnh, trong Đông y có rất nhiều thuốc phải dùng rượu làm thuốc dẫn, có thể dùng rượu chung với thuốc. Trong cửa Phật cũng có người 70 tuổi trở lên, thân thể tương đối suy yếu, rượu giúp lưu thông máu, có thể dùng. Lúc tôi còn trẻ mới học Phật, cũng thường tới chùa làm công quả. Lão hòa thượng trong chùa đối với tôi rất tốt, thường mời tôi ăn cơm cùng ông ấy, nhưng mà tôi nhìn thấy mỗi bữa cơm ông ấy đều có một ly rượu. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, tại sao mỗi bữa lão hòa thượng đều uống một ly rượu, chúng tôi cũng không dám hỏi. Sau này theo thầy Lý, tôi báo cáo chuyện này với thầy Lý. Thầy Lý nói với tôi, lão hòa thượng bảy mươi, tám mươi tuổi rồi, giúp lưu thông máu, như vậy có thể, đây là khai duyên. 

Cho nên, hiểu được đạo lý này thì chúng ta mới biết có thể khai duyên. Nhưng sống trong đoàn thể tốt nhất không nên dùng, tránh để người khác không biết, họ lại bàn tán “sao ông ấy lại ăn ngũ huân, phá giới rồi?” Lúc dùng ở trong gia đình, nếu bạn ăn chay mà ngay cả những gia vị này cũng không được bỏ vào, người nhà bạn đều không hoan hỷ, ăn chay có mùi vị gì? Có thể làm gia vị, số lượng rất ít. 

Nói như tỏi, bạn thực sự bảo chúng tôi ăn tỏi, chúng tôi cũng ăn không nổi, mùi rất cay, vậy thì không có cách nào. Nhưng người Sơn Đông họ ăn tỏi giống như ăn hạt đậu phộng, vậy thì thực sự khởi tác dụng. Giống như uống rượu vậy, phải đủ lượng thì mới sinh ra tác dụng. Món ăn bỏ ngũ huân số lượng rất ít để làm gia vị thì không khởi tác dụng, chín hay sống đều không khởi tác dụng. Chúng ta nhất định phải biết điều này thì bạn mới hiểu được trong phương diện cuộc sống. Nhưng mà có một số người không biết đạo lý, sợ họ tạo khẩu nghiệp nên chúng ta tránh đi.

Ngũ huân cũng giống như rượu, phải dùng đủ lượng thì mới khởi tác dụng xấu đối với tâm tính con người.
Ngũ huân cũng giống như rượu, phải dùng đủ lượng thì mới khởi tác dụng xấu đối với tâm tính con người.

Thật ra mà nói, xã hội hiện nay ba bữa của chúng ta đều đang uống thuốc độc. Ví dụ như thịt, lần này tôi tới Sơn Đông tham quan trại nuôi vịt, quy mô rất lớn, đều là cho uống thuốc kháng sinh, trưởng thành rất nhanh. Một con vịt nghe nói mười mấy ngày đã rất lớn rồi, có thể mang đi bán, vịt quay Bắc Kinh đa phần đều là lấy vịt nuôi ở chỗ này. Lúc tôi tới đó xem, họ cầm một con vịt nhỏ đưa cho tôi, đại khái là to bằng lòng bàn tay, rất to rồi. Họ nói tôi đoán xem con vịt này sinh ra được bao nhiêu ngày rồi. Tôi nói chắc là nuôi được một tuần. Họ nói không có, mới hai ngày! Thực sự dọa người! Thức ăn cho chúng đều là hóa học! Bạn nói ăn những thứ này thì con người làm sao không bị bệnh? Uống thuốc độc! Rau thì sao? Rau có thuốc trừ sâu, có phân hóa học, người trồng rau bản thân họ không ăn, họ mang đi bán. Rau mà bản thân họ ăn, họ tự mình trồng một mảnh cho mình ăn, rau họ bán thì họ không ăn. Cho nên tôi cảm thấy con người hiện nay quả thực là “mưu tài hại mạng”, rất đáng sợ!

Nhưng ngũ huân thì không cần thuốc trừ sâu, cũng không cần phân hóa học. Hành, nén, hẹ, tỏi đều có mùi vị, côn trùng không ăn những thứ này. Thật ra mà nói, hiện tại thứ an toàn nhất, bảo đảm nhất chính là ngũ huân, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Nếu Thích-ca Mâu-ni Phật sinh ra ở hiện tại, tôi tin rằng Ngài cũng không phản đối cách nói này. Chúng ta phải hiểu được, phải tìm hiểu. Đặc biệt là hiện tại bệnh kỳ quái rất nhiều, tỏi trong ngũ huân có thể kháng khuẩn. Tỏi theo báo cáo của nhà khoa học thì ngoài không tốt cho mắt ra, đối với mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chỗ tốt. Cho nên ăn lượng ít, đừng ăn nhiều, có lợi ích đối với cơ thể, có thể phòng chống rất nhiều bệnh tật.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay
Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không

Trích từ các buổi khai thị vấn đáp
Hoà Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của đồng tu học Phật

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Icon Copy
Copy link
Copy link
Icon Font Size
Cỡ chữ
Bài viết cùng chuyên mục
Gợi ý xem thêm
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhânCó ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân
Giáo dục đời sống

Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân

Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáoPhật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
Nhận thức Phật giáo

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)

Họa phúc đều do tự mình tạo, đó là lời của thánh hiền. Còn như bảo họa phúc do trời chủ định, đó là lời của kẻ phàm phu.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.

Căn nguyên và phương pháp điều trị trăm bệnh (Phần 1)Căn nguyên và phương pháp điều trị trăm bệnh (Phần 1)
Giáo dục đời sống

Căn nguyên và phương pháp điều trị trăm bệnh (Phần 1)

Trị tâm chính là phòng bệnh. Thầy thuốc thông thường là đợi khi mắc bệnh rồi thì mới chữa trị. Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link