Công việc bận rộn, làm thế nào để tu hành đạt công phu? Hỏi: Kính thưa Hòa Thượng, trong công việc bận rộn thường ngày, con làm thế nào để có thể tu trì công phu thành phiến?Đáp: Các vị tổ sư đại đức đã dạy chúng ta, chính ở ngay trong công việc mà luyện tâm. Làm việc là tu hành. Tu những gì? Tu bỏ tập khí phiền não, đây là công phu thật sự. Thuận cảnh không sinh tham luyến, nghịch cảnh không khởi oán hận, đây chính là chân thật tu hành. Giữa đồng nghiệp với nhau, có người cung kính, khen ngợi bạn, bạn cười một cái, cảm ơn, không để ở trong tâm. Lại có người ghét bạn, oán hận bạn, bạn xem thấy cũng cười một cái, cũng không đặt ở trong tâm. Vĩnh viễn giữ gìn tâm thanh tịnh, bình hòa, đây là tu hành. Người niệm Phật bất luận cảnh giới nào hiện tiền, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những thứ khác, đây gọi là công phu thành phiến. Cho nên dụng công không cản trở làm việc. Niệm Phật thù thắng hơn tất cả, ví như tu Thiền thì không được, tu quán tưởng vẫn có lúc có trở ngại, chỉ duy nhất có niệm Phật là không trở ngại, niệm Phật là cách buông xuống thù thắng nhất.🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh

Công việc bận rộn, làm thế nào để tu hành đạt công phu?

Hỏi: Kính thưa Hòa Thượng, trong công việc bận rộn thường ngày, con làm thế nào để có thể tu trì công phu thành phiến?

Đáp: Các vị tổ sư đại đức đã dạy chúng ta, chính ở ngay trong công việc mà luyện tâm. Làm việc là tu hành. Tu những gì? Tu bỏ tập khí phiền não, đây là công phu thật sự. Thuận cảnh không sinh tham luyến, nghịch cảnh không khởi oán hận, đây chính là chân thật tu hành. 

Giữa đồng nghiệp với nhau, có người cung kính, khen ngợi bạn, bạn cười một cái, cảm ơn, không để ở trong tâm. Lại có người ghét bạn, oán hận bạn, bạn xem thấy cũng cười một cái, cũng không đặt ở trong tâm. Vĩnh viễn giữ gìn tâm thanh tịnh, bình hòa, đây là tu hành. Người niệm Phật bất luận cảnh giới nào hiện tiền, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những thứ khác, đây gọi là công phu thành phiến. Cho nên dụng công không cản trở làm việc. Niệm Phật thù thắng hơn tất cả, ví như tu Thiền thì không được, tu quán tưởng vẫn có lúc có trở ngại, chỉ duy nhất có niệm Phật là không trở ngại, niệm Phật là cách buông xuống thù thắng nhất.

🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-ron-lieu-co-the-tu-hanh

Ý đẹp mỗi ngày
Đạo trời chính là quy luật nhân quảNhân tốt sẽ gặt quả tốt, nhân xấu sẽ có quả xấu. Nếu đã tự biết khuyết điểm của chính mình thì phải hết lòng hết sức cải đổi, làm lành tích đức. Đối với người phải hòa khí từ bi, bao dung độ lượng. Đối với bản thân phải biết gìn giữ tinh thần và sức khỏe của chính mình.Hãy coi tất cả những việc trước kia như hôm qua đã chết đi, còn những việc về sau như hôm nay mới sinh ra. Sống với cuộc đời bằng trái tim từ bi, yêu thương mọi loài, luôn sống hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại. Làm được việc này là chúng ta đã có một sinh mệnh mới, đó là sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức. Thân huyết nhục còn có khí số nhất định, còn sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức không bị số mệnh trói buộc, có thể cảm đến “đạo trời”. Người ta phải thường xét nghĩ đến hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến. Cho nên phúc hay họa đều là do mình. Đạo trời được nói đến ở đây chính là quy luật nhân quả.Tuy nói số trời định sẵn, song vẫn có thể cải đổi, chỉ cần mở rộng lòng đạo đức nhân nghĩa, gắng sức làm lành, tích chứa âm đức. Đó chính là tự mình tạo ra phúc báo cho mình, người khác muốn cướp muốn giật cũng không được. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-4
Cùng học với một lão sư tốt, vì sao có người thành tựu, có người thì không thể thành tựu? Nhân tố trong đây quả nhiên rất nhiều, thế nhưng một nhân tố quan trọng nhất, khẳng định là ở “y giáo phụng hành”. Cũng chính là ngày nay nói, học trò nghe lời, học trò tiếp nhận chỉ đạo, người học trò này khẳng định thành tựu. Không thể tiếp nhận chỉ đạo, gọi là “bằng mặt không bằng lòng”, vẫn tùy thuận tri kiến của chính mình, loại người này phần nhiều đều là người tương đối thông minh, đó chính là ngạn ngữ thường nói “thông minh lại bị thông minh hại”. Người thông minh không bằng người thành thật, người thành thật thành tựu, người thông minh thất bại. Cái thí dụ này, xưa nay trong ngoài, chúng ta thấy được quá nhiều rồi. 
Thực hành xây dựng vận mệnh tốt đẹpCách sống sâu sắc, khiêm cung để đạo đức dần dần nâng cao, phúc báo cũng tự nhiên tăng trưởng:Dù là vinh hoa phú quý, cũng phải giữ tâm như lúc thất chí nghèo hèn. Dù gặp may mắn tốt đẹp, cũng phải giữ lòng như lúc trắc trở khó khăn. Dù trước mắt có dư ăn dư mặc, cũng phải cần kiệm như lúc thiếu thốn. Dù được người ta yêu thích kính trọng, cũng phải luôn khiêm tốn cẩn trọng.Dù gia thế có danh vọng đến đâu, cũng phải thấy mình thấp kém.Dù học vấn có cao thâm bao nhiêu, cũng phải thấy mình còn thô thiển.Xa thì truyền nối và mở rộng công đức của tổ tiên.Gần thì biết hiếu kính cha mẹ. Trên thì báo đáp ân huệ của trời đất.Dưới thì tạo dựng hạnh phúc cho gia đình. Ngoài thì cứu tế cấp nạn cho người nghèo khổ bệnh tật hoạn nạn.Trong thì luôn đề phòng niệm tưởng tà ác.Chúng ta phải tận tâm tận lực thực hành, quyết không để ngày tháng quý báu trôi qua vô ích.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-5
Thiện nghiệp có thiện quả, Ác nghiệp có ác báo Cái mà mọi người quen gọi là “mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Tự ta đã tạo ra nghiệp chứ không phải là một quyền lực nào ngoài mình tạo ra cả. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được mệnh của ta.Theo nhà Phật, nghiệp quá khứ là nguyên nhân động lực của kiếp sống hiện tại, nó chỉ huy tất cả. Thành ra con người giống như bộ máy bị một định mệnh vô hình chi phối, mà ta thường gọi là “số mệnh”. Động lực chính của sự tạo nghiệp là ý thức. Ý thức có tác dụng vô cùng mạnh mẽ, nó chi phối tất cả mọi thứ, lại có quyền sáng tạo và thay đổi cả một cuộc đời con người. Hạnh phúc hay đau khổ do chính con người tạo ra, không ai có quyền ban phúc giáng họa hoặc thưởng phạt ai cả, chỉ có nhân quả nghiệp báo là quan tòa công lý vận hành quyết định số mệnh của ta mà thôi.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-3
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân. Chúng ta mỗi ngày vẫn chấp trước thành kiến của mình; tôi mới là đúng, anh là không đúng, đây là tri kiến phàm phu. Người thật sự có thành tựu; anh nói vậy là đúng, họ nói thế kia không đúng cũng đúng, không có gì là không đúng. Tại sao vậy? Không có phân biệt, không có chấp trước, vậy mới thật sự nhập cảnh giới. Chúng ta ngày nay có làm được không?Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, nghe pháp sư Bạch Thánh giảng kinh, thầy có kể một câu chuyện, một công án trong cửa Phật. Thầy kể có hai người xuất gia tranh chấp, đến chỗ lão Hòa thượng để thưa kiện, nhờ lão Hòa thượng phân xử. 
Học Phật là học làm một người giác ngộ viên mãn. “Học Phật” và “Phật học” là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham-sân-si-mạn, đây là “Phật học”, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian.Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là “học Phật” chân chính, rất có lợi ích! 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì họ chính là Phật. Chúng ta lễ kính với họ không phải xem ở con người hay xem vào việc mà họ đang làm, mà là tôn trọng Phật tánh của họ. Phật tánh của họ cùng với tất cả chư Phật Như Lai không hề khác biệt. Đây là nói đối với chúng sanh hữu tình.Ngoài ra còn có chúng sanh vô tình, chính là vạn vật trong thế gian. Phật nói chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Phật vì sự khác biệt giữa hữu tình cùng vô tình nên gọi là Phật tánh cùng Pháp tánh, kỳ thật là một tánh. Cho nên, chúng sanh vô tình cũng phải cung kính, cùng một lòng cung kính giống như đối với A Di Đà Phật, nếu như có sự khác biệt thì bạn không phải là tu hạnh Phổ Hiền.
Giáo dục về lòng cảm ânCó một đứa bé ăn cơm chung với mọi người, tất cả người lớn khi thức ăn bưng lên rồi lập tức đưa tay gắp thức ăn thì đột nhiên xem thấy đứa bé đó cúi đầu đọc qua cái gì đó, có câu có kệ. Vốn dĩ họ muốn gắp thức ăn rồi, đột nhiên cảm thấy rất kỳ lạ, đều ngưng lại. Đợi đứa bé này sau khi đọc xong, họ liền hỏi nó: “Vừa rồi con đọc cái gì vậy? Vì sao không mau ăn đi?”. Đứa bé này nói với trưởng bối cả bàn rằng: “Con vừa đọc bài cầu nguyện trước khi ăn cơm.”Con xin cảm tạ ân cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớnCon xin cảm tạ ân thầy giáo đã vất vả dạy dỗ con nên ngườiCon xin cảm tạ ân các bác nông dân đã vất vả cấy càyCon xin cảm tạ ân những người đã lao động khó nhọc để cho con có bữa cơm ngày hôm nay.Những người lớn ngồi đó thật là cầm đũa không vững nữa. Ngồi trước mâm cơm, chúng ta chỉ nghĩ đến phải ăn. Đứa nhỏ này trái lại mang tâm cảm ân, có thể thường giữ ở trong lòng.Đứa bé này hạnh phúc không? Người sống ngay trong biết ân thì đặc biệt hạnh phúc. Khi bạn có thể chân thật dạy tốt được trẻ nhỏ rồi, chúng nhất định sẽ ảnh hưởng được rất nhiều người. Đứa bé ngay từ nhỏ đã được cắm gốc những trí tuệ của thánh hiền nhân, vậy thì các bạn có cần lo lắng khi lớn lên chúng không có công việc không? Nếu bạn còn lo lắng thì đó gọi là “lo cái việc không đâu”. Cho nên bạn phải mở rộng cái nhìn thì đời sống mới có thể được rộng mở. Tâm lượng nhỏ thì cả đời bạn sẽ sống trong sợ được sợ mất...🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/lam-the-nao-de-day-con-song-hanh-phuc-va-thanh-cong-phan-2