Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?

Hòa Thượng Tịnh Không khai thị: Tu hành là gì? Người công việc bận rộn làm thế nào để có thể tu hành?

Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Nghe trực tuyến
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?

Người hiện nay công việc căng thẳng, áp lực rất lớn, xin hỏi ở trong Phật pháp có những phương pháp nào có thể giảm nhẹ áp lực, điều hòa thân tâm ạ?

Phương pháp trong Phật pháp vô cùng nhiều. Nếu bạn thật sự biết dùng thì dùng rất thích hợp, bất luận là bạn công việc bận rộn như thế nào, bạn cũng sẽ không có áp lực, thân tâm nhẹ nhàng, vui vẻ, công việc của bạn làm được rất viên mãn, mọi mặt đều có thể chu đáo.

Bạn phải hiểu là áp lực, căng thẳng từ đâu mà tới? Đều là từ phân biệt chấp trước mà có. Nói phân biệt chấp trước, người thông thường không hiểu lắm, chúng tôi nói cạn hơn một chút, là từ tự tư tự lợi, tham sân si mạn mà tới. Nếu không có tự tư tự lợi thì bạn là một người quân tử có đức hạnh, không có tham sân si mạn thì bạn tràn đầy trí huệ. Bạn xem người có đức hạnh, trí huệ, làm sao họ căng thẳng chứ? Làm sao họ có áp lực? Lúc này thì bạn tường tận rồi.

Kính thưa Hòa Thượng, trong công việc bận rộn thường ngày, con làm thế nào để có thể tu trì công phu thành phiến?

Các vị tổ sư đại đức đã dạy chúng ta, chính ở ngay trong công việc mà luyện tâm. Làm việc là tu hành. Tu những gì? Tu bỏ tập khí phiền não, đây là công phu thật sự. Thuận cảnh không sinh tham luyến, nghịch cảnh không khởi oán hận, đây chính là chân thật tu hành.

Giữa đồng nghiệp với nhau, có người cung kính, khen ngợi bạn, bạn cười một cái, cảm ơn, không để ở trong tâm. Lại có người ghét bạn, oán hận bạn, bạn xem thấy cũng cười một cái, cũng không đặt ở trong tâm. Vĩnh viễn giữ gìn tâm thanh tịnh, bình hòa, đây là tu hành. Người niệm Phật bất luận cảnh giới nào hiện tiền, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những thứ khác, đây gọi là công phu thành phiến. Cho nên dụng công không cản trở làm việc. Niệm Phật thù thắng hơn tất cả, ví như tu Thiền thì không được, tu quán tưởng vẫn có lúc có trở ngại, chỉ duy nhất có niệm Phật là không trở ngại, niệm Phật là cách buông xuống thù thắng nhất.

Công phu thật sự chính là tu bỏ tập khí phiền não ngay trong công việc và đời sống hàng ngày.
Công phu thật sự chính là tu bỏ tập khí phiền não ngay trong công việc và đời sống hàng ngày.

Con làm công việc hộ pháp trong đạo tràng, cả ngày bận rộn mệt mỏi, chỉ có thể tùy chúng tham gia công khóa sáng tối, nghe Kinh Hoa Nghiêm, không có nhiều thời gian hơn để tu học. Xin hỏi con phải làm sao mới có thể nắm chắc việc vãng sinh ạ?  

Câu hỏi này có vấn đề, bởi vì tu hành là tu ở trong công việc, rời khỏi công việc thì đến đâu để tu? Ví dụ như làm công việc hộ pháp, bạn vì đại chúng phục vụ là tu điều gì? Tu bố thí Ba-la-mật, dùng tinh thần của bạn, dùng công sức của bạn, dùng trí huệ của bạn để giúp đại chúng. Bạn thử nghĩ xem, bạn ở đây tu bố thí tài, thế nào là tài? Thể lực là nội tài, đây là bố thí nội tài. Bạn giúp đời sống của đại chúng được thoải mái, tinh thần học tập rất tốt, bạn đến hộ trì cho họ thì đây là bố thí pháp. Mỗi người ở đây vô cùng hoan hỉ, có cảm giác an toàn, có cảm giác vui vẻ, đây là bố thí vô úy. Nếu bạn rời khỏi cơ hội này thì bố thí của bạn là trống không.

Hộ pháp tại đạo tràng là tu bố thí nội tài, bố thí pháp, bố thí vô úy viên mãn. Dùng tinh thần, công sức, trí huệ để vì đại chúng phục vụ.
Hộ pháp tại đạo tràng là tu bố thí nội tài, bố thí pháp, bố thí vô úy viên mãn. Dùng tinh thần, công sức, trí huệ để vì đại chúng phục vụ.

Cho nên phải biết, tu hành là ở trong đời sống, là ở ngay trong công việc, là ở xử sự đối người tiếp vật. Rời khỏi đại chúng thì đến đâu để tu? Nói rời khỏi đại chúng để mình tu định, thật ra định công thù thắng nhất, phương pháp tu định thù thắng nhất, trong Kinh Hoa Nghiêm có rất nhiều Phật Bồ Tát đã thị hiện cho chúng ta, các Ngài tu định ở nơi nào? Ở nơi náo nhiệt, chúng ta nói là ở siêu thị, ở trung tâm thương mại, ngày ngày đến đó để đi dạo, đi xem, để làm gì? Tu định. Nhìn thấy rất rõ ràng, rất tường tận thì đó là trí huệ, không có gì mà bạn không biết. Nhìn thấy rồi không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước (không khởi tự tư tự lợi, không tham sân si mạn). Đây chính là đại định, định vốn có trong tự tính (tự tánh). Cho nên rời bỏ hoàn cảnh bên ngoài thì bạn không tu được thứ gì. Tu hành gọi là gì? Trải sự luyện tâm, ở trong sự việc mà rèn luyện bản thân. 

Nếu bạn đang bận rộn trong công việc hộ pháp, bạn không có phân biệt, không có chấp trước thì bạn sẽ làm công việc này được vô cùng viên mãn, chính mình “định - huệ” cùng học.

Theo lời Hòa Thượng vừa khai thị thì người bận rộn cũng có thể tu hành đắc lực trong công việc, nhưng điều này có vẻ mâu thuẫn với suy nghĩ trước giờ của con là tu hành thì phải thường xuyên có thời gian tụng kinh mỗi ngày. Xin Hòa Thượng từ bi khai thị thêm ạ.

Không phải là nói không làm việc gì cả thì mới gọi là tu hành. Vậy thì hoàn toàn sai rồi. Mỗi ngày gõ mõ tụng kinh, cho rằng đó là tu hành sao? Đó là học tập.

Gõ mõ tụng kinh không phải là tu hành mà là một phương pháp học tập. Học xong thì phải thực hành, tu ở ngay trong đối người tiếp vật phải luôn giữ được tâm thanh tịnh.
Gõ mõ tụng kinh không phải là tu hành mà là một phương pháp học tập. Học xong thì phải thực hành, tu ở ngay trong đối người tiếp vật phải luôn giữ được tâm thanh tịnh.

Tu hành là ở đâu? Tu hành là ở trong sự đối mặt với hết thảy người - việc - vật, xem thử tâm có còn thanh tịnh như vậy không. Khi bận rộn thì tâm địa vẫn là thanh tịnh. Khi bận rộn mà tâm địa không thanh tịnh thì là gì? Trong đó xen tạp thị phi nhân ngã, xen tạp tự tư tự lợi, vậy thì không thanh tịnh. Cho nên ở trong công việc phải tu cho mất hết tự tư tự lợi, đây gọi là tu hành chân chính. Khởi tâm động niệm là vì người khác, không có chút gì vì chính mình, không có một chút ý niệm lợi mình, tu cho mất hết điều này. Đây là phiền não tập khí, phải ở trong công việc, phải ở trong đại chúng mà tu cho mất hết. Tham sân si mạn, đặc biệt là ngạo mạn, bạn không tiếp xúc với người thì làm sao bạn biết được ngạo mạn của bạn đã đoạn hết chưa? Bạn không tiếp xúc với đại chúng thì làm sao bạn biết tham sân si của bạn không còn nữa? Cho nên tu hành thì không tách rời khỏi quần chúng.

Nếu không tiếp xúc với người khác thì làm sao biết tham sân si mạn của bản thân đã đoạn hết chưa.
Nếu không tiếp xúc với người khác thì làm sao biết tham sân si mạn của bản thân đã đoạn hết chưa.

Pháp Thân Bồ Tát, các Ngài không còn vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa, vì sao vẫn phải ứng hóa đến lục đạo này, ứng hóa đến Thập Pháp Giới? Vì sao vậy? Vì muốn đoạn sạch tập khí vô minh từ vô thủy của các Ngài. Đoạn từ đâu? Ngay trong sự tiếp xúc với người - việc - vật mới biết chính mình còn có tập khí hay không. Sau đó bạn mới hiểu rằng công việc hộ pháp là chân tu hành. 

Trong giảng đường nghiên cứu kinh giáo, đó là họ chân học tập, sau khi học rồi thì phải dùng, dùng ở trong hộ pháp. Hộ pháp, các vị phải hiểu được hai mục tiêu:

  • Thứ nhất là hộ trì chánh pháp cửu trụ. Vậy hộ trì như thế nào? Chính mình lấy thân làm gương, làm ra tấm gương cho người khác xem. 
  • Thứ hai là phải hộ trì chánh pháp cho hết thảy chúng sinh. Hết thảy chúng sinh vốn dĩ là Phật, phải nên hộ trì họ như thế nào? Vẫn là chính mình làm tấm gương tốt cho mọi người xem, để họ giác ngộ, để họ quay đầu. Tấm gương này, trong thế pháp và Phật pháp thảy đều hộ trì, chân thật hộ trì. 

Cho nên toàn bộ là từ chính mình mà làm, chính mình phải làm được tốt, phải làm ra tấm gương thật tốt cho mọi người xem, phải giống Phật, giống Bồ Tát. 

Con phát nguyện tu hành để hộ trì Phật pháp và muốn nắm chắc việc vãng sinh, vậy con cần phải làm thế nào để học được giống Phật Bồ Tát ạ?

Không có một vị Phật Bồ Tát nào là tự tư tự lợi cả, vì sao vậy? Tự tư tự lợi là phiền não, có ý niệm tự tư tự lợi thì họ làm phàm phu, họ không phải là Phật Bồ Tát. Chúng ta hãy thường nghĩ đến mấy câu nói trong Kinh Kim Cang “nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức không phải là Bồ Tát”. Đây là Phật nói. Bạn còn có tự tư tự lợi thì bạn không phải là Bồ Tát, bạn là phàm phu. 

Bồ Tát và phàm phu không phải là hai, chỗ không giống nhau chính là phàm phu có tự tư tự lợi, có danh văn lợi dưỡng, có tham sân si mạn; còn Phật Bồ Tát không có tự tư tự lợi, không có danh văn lợi dưỡng, không có tham sân si mạn. Sự việc làm như nhau, mặc quần áo như nhau, ăn uống như nhau, làm việc như nhau, hoạt động như nhau, nhưng một bên thì có vọng tưởng phân biệt chấp trước, một bên không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, khác biệt ở chỗ này.

Bồ Tát và phàm phu chỉ khác nhau ở một niệm giác. Bồ Tát không có tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, tham sân si mạn. Muốn biết đã nắm chắc việc vãng sinh hay chưa, không cần đi hỏi người khác, hãy tự hỏi chính mình.
Bồ Tát và phàm phu chỉ khác nhau ở một niệm giác. Bồ Tát không có tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, tham sân si mạn. Muốn biết đã nắm chắc việc vãng sinh hay chưa, không cần đi hỏi người khác, hãy tự hỏi chính mình.

Vậy người chân tu hành, chúng tôi ở trong giảng đường đã nói rất nhiều, nếu chúng ta thật sự không có chấp trước nữa; vẫn có vọng tưởng, phân biệt, sinh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì sinh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư. Nếu chúng ta không có phân biệt nữa; khởi tâm động niệm cũng không có nữa thì sinh đến Thế giới Cực Lạc sẽ sinh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Việc này không cần hỏi người khác, hãy hỏi chính mình. Đúng vậy, ít đi một phần phiền não thì sẽ nâng cao rất nhiều bậc phẩm vị ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trong ba bậc chín phẩm bạn sẽ không ngừng nâng lên cao. Phật Bồ Tát đã làm rất nhiều biểu diễn, thị hiện cho chúng ta. Chúng ta phải có thể xem hiểu được, nhìn ra được và nghiêm túc học tập.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?
Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không

Trích từ các buổi khai thị vấn đáp
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của đồng tu học Phật

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Icon Copy
Copy link
Copy link
Icon Font Size
Cỡ chữ
Bài viết cùng chuyên mục
Gợi ý xem thêm
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)
Giáo dục đời sống

Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Giáo dục đời sống

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ HiềnLễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Giáo dục đời sống

Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền

Giáo học của nhà Phật, lễ kính là trước tiên. Giáo học của nhà Nho, lễ kính cũng là trước tiên.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link