Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Chúng ta học Phật chính là học giác ngộ. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nghe trực tuyến
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Học Phật là học giác ngộ

Phật (佛) là dịch âm từ tiếng Phạn - Ấn Độ. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào triều nhà Hán, thông qua tiếp đãi của quốc gia, làm cuộc phiên dịch quy mô lớn. Công tác phiên dịch, thực tế mà nói là rất gian nan. Văn tự của Trung Quốc vào thời đó có thể nói là không nhiều, có rất nhiều ý nghĩa trong kinh điển mà văn tự Trung Quốc không có, thế là bất đắc dĩ phải tạo chữ. Vì để phiên dịch kinh Phật nên đã tạo ra rất nhiều chữ mới. Chữ Phật (佛) này chính là ngay lúc đó tạo ra, vào thời xưa không có chữ này. 

Phật là người, cho nên bên cạnh chữ này thêm vào một nhân đứng (亻), âm là /Phật/, nên dùng chữ Phất (弗) tạo thành chữ Phật (佛). Phật giáo trước khi chưa đến Trung Quốc không có chữ này, đó là văn tự mới tạo. Chúng ta đọc chữ này thành chữ Phật (佛), thực tế mà nói là lược xưng của Phật Đà Da (佛陀耶). Người Trung Quốc thích đơn giản, cho nên đem cái âm đuôi tỉnh lược đi, chỉ riêng gọi một chữ Phật (佛), ý nghĩa là Giác ngộ, đó là mọi người đều biết. Bên trong bao hàm ba ý là Tự giác – Giác tha – Giác hạnh viên mãn. Ba ý này rất là sâu, rất là rộng. Chúng ta học Phật chính là phải học giác ngộ. Giác thì không mê, giác mà không mê thì con người này liền thành Phật.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 – Tập 01)
“Phật” ý nghĩa là Giác ngộ, bên trong bao hàm ba ý là “tự giác – giác tha – giác hạnh viên mãn.

Chúng ta chân thật có giác ngộ hay không?

Người thông thường sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần sẽ khởi tâm động niệm, sẽ sanh tham-sân-si-mạn, khi xem thấy đẹp, dễ nhìn thì nhìn nhiều một chút, nghe được thì thích nghe, đó chính là mê. 

Người giác ngộ thì đẹp hay không đẹp đều như nhau, là bình đẳng, tâm thanh tịnh. Vì sao nói đều là giống như nhau? Thành thật mà nói “phàm hễ có tướng đều là hư vọng”, đẹp mắt là hư vọng, không đẹp mắt vẫn là hư vọng, cho nên nó là bình đẳng. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.

Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ. Hòa Thượng Tịnh Không

Người học Phật chúng ta, mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh, phải kiểm điểm, chính mình chân thật có giác ngộ hay không, rốt cuộc giác ngộ đến mức độ nào. Chính ở ngay trong cuộc sống thường ngày, sáu căn tiếp xúc trong cảnh giới sáu trần để trắc nghiệm chính mình rốt cuộc có công phu hay không. 

Nếu như nghe người khác tán thán thì sanh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu, vậy thì không thể được, vẫn là một phàm phu thôi, vẫn phải sanh tử luân hồi trong sáu cõi.

Công phu chính ở tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận là thế pháp hay Phật pháp, đều có thể giữ được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là học Phật.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 – Tập 01)

Tự giác – Giác tha – Giác hạnh viên mãn

Sau khi “tự giác” (chính mình giác ngộ) mới có thể “giác tha”. Thực tế mà nói, giác tha cũng là việc tương đối không dễ dàng gì. Vì sao chúng ta phải giác tha vậy? 

“Giác tha” chính là giáo hóa chúng sanh. Chính ta chăm chỉ tu hành, tôi không đi giác tha, độ người, tôi độ chính mình thì tốt rồi, tôi hà tất phải đi độ người! Đợi khi tôi thành Phật rồi mới đi độ chúng sanh, có được không? Nếu như các vị có ý niệm này thì tôi xin thành thật nói, các vị không thể thành được Phật! Vì sao không thể thành được Phật? Tự giác phá phiền não chướng(1), giác tha phá sở tri chướng(2). Bạn phá phiền não chướng rồi, bạn mới thành Chánh Giác, cảnh giới này chính là địa vị của A La Hán, Bích Chi Phật. Đây chính là nói, nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được sở tri chướng.

Chú thích:
Hai loại chướng ngại làm bế tắc cửa ngộ của chính mình:
(1) Phiền não chướng: là tham-sân-si-mạn.
(2) Sở tri chướng: là thành kiến của chính mình “tự cho là đúng”.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 – Tập 01)
Không ngừng TỰ ĐỘ - ĐỘ NGƯỜI. Nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được thành kiến của chính mình tự cho là đúng. Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi giúp đỡ người khác thì trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.

“Giác tha” giúp đỡ “tự giác”. Người Trung Quốc nói: “Giáo học tương trưởng” (dạy và học giúp nhau cùng tiến bộ). Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi dạy học, khi cùng các bạn học hỏi đáp, trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 84)
Nếu muốn thành Phật, nhất định phải phát tâm tự độ, độ người, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật.

Chúng ta biết được bao nhiêu thì giúp người khác bấy nhiêu, quyết định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền được thù thắng. Sau khi phá hai chướng (phiền não chướng và sở tri chướng) thì bạn là Bồ Tát thật, là Pháp Thân Đại Sĩ mà trên kinh Hoa Nghiêm đã nói. 

Thế nhưng bạn vẫn chưa đạt đến được cảnh giới cao nhất, do đó bạn vẫn phải không ngừng tự độ, độ người, cần phải đem vô minh phá hết. Vô minh chính là vọng tưởng, đoạn được trong sạch vắng lặng, thì bạn liền “giác mãn”. “Mãn” này chính là ý nghĩa của viên mãn, thành tựu Phật quả cứu cánh viên mãn (giác hạnh viên mãn).

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 – Tập 01)

Phật là người giác ngộ viên mãn

Phật chẳng phải là thần, mà cũng chẳng phải là tiên, mà là người. Người nào vậy? Là chính mình. 

Học Phật là học làm một người giác ngộ viên mãn. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình. Giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là học Phật chân chính.

Nếu bạn thật sự hạ tâm quyết định, trong một đời này, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều buông xuống, bạn liền thành Phật. Chẳng phải là ai khác, chẳng liên quan đến người khác, người khác thành Phật, liên quan gì đến ta? Thích Ca Mâu Ni Phật giáo học nhằm mong mỏi chính chúng ta sẽ thành Phật, không phải là đi lạy vị Phật nào khác! Lạy vị Phật khác, Ngài sẽ lắc đầu, quý vị đến tìm ta để làm gì? Sai lầm rồi! Sau khi bạn hiểu rõ, chính mình phải đổ công, chính mình thật sự buông xuống, chuyện này chẳng dính dáng gì đến học hay chẳng học, buông xuống là được! Học mà chẳng thể buông xuống, sẽ biến thành một nhà “Phật học”.

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 84)

“Học Phật” và “Phật học” là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham-sân-si-mạn, đây là “Phật học”, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian.

Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là “học Phật” chân chính, rất có lợi ích!

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 231)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Giáo dục đời sống
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 1)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác tu thiện.

Học Phật vấn đáp
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay

Vì sao ăn chay lại là ăn rau củ? Ngũ huân là gì? Cách ứng xử để có thể ăn chay khi môi trường xung quanh đều ăn thịt.

Chia sẻ bài viết với mọi người