Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)
Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.
Trích từ sách Liễu Phàm Tứ Huấn
Cuốn sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.
Sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức
Vân Cốc thiền sư mượn cái thấy của người thế tục để khuyên cha tích đức hành thiện:
- Còn việc sinh con giống như chúng ta gieo hạt vậy. Nhân tốt sẽ gặt quả tốt, nhân xấu sẽ có quả xấu. Người tích chứa công đức được một trăm đời thì có con cháu trong một trăm đời gìn giữ phúc báo của họ. Người tích chứa công đức được mười đời thì có con cháu trong mười đời gìn giữ phúc báo của họ. Tích chứa công đức được hai ba đời thì có con cháu trong hai ba đời gìn giữ phúc báo của họ. Còn người chỉ hưởng phúc trong một đời, đến đời sau lại tuyệt hậu, đó là vì công đức tích chứa chỉ bấy nhiêu, song nghiệp tội của người đó có lẽ lại không ít.
- Ông đã tự biết khuyết điểm của mình thì phải hết lòng hết sức cải đổi những tính xấu, biểu hiện bạc phúc khiến không được công danh và không con nối dõi. Ông nhất định phải làm lành tích đức, đối với người phải hòa khí từ bi, bao dung độ lượng và quý tiếc gìn giữ tinh thần sức khỏe của mình.
- Hãy coi tất cả những việc trước kia như hôm qua đã chết đi, còn những việc về sau như hôm nay mới sinh ra. Sống với cuộc đời bằng trái tim từ bi, yêu thương mọi loài, luôn sống hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại. Làm được việc này là ông đã có một sinh mệnh mới, đó là sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức. Thân huyết nhục của chúng ta còn có khí số nhất định, còn sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức không bị số mệnh trói buộc, có thể cảm đến đạo trời. Chương Thái Giáp trong sách Kinh Thư nói: “Trời giáng xuống tai họa còn có thể tránh, tự mình gây ra tai họa thì không thể tránh, ắt phải chịu khổ.”
- Sách Kinh Thi cũng nói: “Người ta phải thường xét nghĩ đến hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.” Cho nên phúc hay họa đều là do mình. Đạo trời được nói đến ở đây chính là quy luật nhân quả.
- Khổng tiên sinh tính số cho ông bảo không có công danh, lại không con nối dõi. Tuy nói số trời định sẵn, song vẫn có thể cải đổi. Ông chỉ cần mở rộng lòng đạo đức nhân nghĩa, gắng sức làm lành, tích chứa âm đức. Đó là ông tự mình tạo ra phúc báo cho mình, người khác muốn cướp muốn giật cũng không được, làm sao mà không hưởng được phúc?
- Mục đích của sách Kinh Dịch là giúp con người biết tìm phúc tránh họa. Nếu nói số mệnh nhất định không thể thay đổi thì làm sao mà tìm phúc tránh họa được. Ngay chương đầu của Kinh Dịch đã nói: “Gia đình nào hành thiện, ắt sẽ dư nhiều phúc báo, để lại cho con cháu”. Đạo lý này ông thực sự có tin không?
Cha tin lời Vân Cốc thiền sư, đảnh lễ tạ ơn và theo lời chỉ giáo. Cha đồng thời đem những việc sai lầm tội lỗi lúc trước, không luận là lớn nhỏ nặng nhẹ, ra trước bàn thờ Phật thành tâm sám hối. Cha cũng làm một bài kệ, trước hết tỏ lòng nguyện cầu có được công danh, kế đó phát thệ nguyện làm ba ngàn việc thiện để báo đáp ân nghĩa của trời đất và công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Vân Cốc thiền sư nghe cha lập thệ làm ba ngàn việc thiện, liền đưa cho xem quyển sổ ghi lại việc tội hay phúc. Phàm những việc làm của mình, không luận là thiện hay ác, mỗi ngày đều phải ghi vào quyển sổ đó. Việc thiện thì ghi vào phần phúc, còn việc ác ghi vào phần tội, song việc ác phải xem là lớn hay nhỏ, có thể dùng phần việc thiện đã ghi để giảm trừ. Ngài còn dạy cha trì chú Chuẩn Đề, nhờ sức gia trì của chư Phật để giúp nguyện ước sớm thành tựu.
Bao quát cái học về lập mệnh
Như vậy vận mệnh là tự mình tạo lấy. Nếu phân tích một cách tỉ mỉ để giảng thì dù giàu hay nghèo cũng không khác, đều phải làm theo đạo lý lập mệnh này. Khi giàu không thể cậy tiền cậy thế hống hách, hiếp đáp người khác mà phải khiêm cung, chia sẻ giúp đỡ mọi người. Như vậy, vận mệnh phú quý càng thêm phú quý và có thể bảo tồn lâu dài. Khi nghèo vẫn giữ khí tiết, không làm việc trái với lương tâm, làm một người lương thiện. Như vậy mới có thể chuyển đổi vận mệnh bần cùng thành phú quý. Cho nên, dù giàu hay nghèo đều phải bỏ ác làm lành, gieo trồng ruộng phúc.
Đoản mệnh hay trường họ cũng vậy, không nên cho rằng mình vắn số, sống chẳng bao lâu mà tranh thủ hưởng thụ, mặc tình làm ác, vào đường đọa lạc. Nên biết, vì nghiệp báo mình phải đoản mệnh, nên gắng sức làm lành, hy vọng đời sau sẽ được trường thọ, như vậy có thể đời này được sống lâu thêm. Còn người trường thọ cũng không nên ỷ lại mà mặc sức tạo ác, gian dối phạm pháp, đắm mê tửu sắc. Nên biết trường thọ có được không dễ dàng, phải trân trọng, làm thêm điều lành để giữ gìn phúc báo trường thọ này. Hiểu được đạo lý mới có thể cải đổi đoản mệnh thành trường thọ, mệnh trường thọ càng thêm dài lâu, càng thêm khỏe mạnh.
Người ta sống trên đời, việc hệ trọng nhất là sống và chết. Nếu có thể xem trường thọ và đoản mệnh không khác sống và chết thì tất cả thuận cảnh, nghịch cảnh, giàu sang, nghèo hèn đều bao quát trong đó. Mạnh Tử nói đến cái học về lập mệnh chỉ bàn đến đoản mệnh và trường thọ mà không nói đến giàu và nghèo, thành đạt và khốn cùng cũng chính vì lý do này.
Tìm lại tự tánh sẵn có trong mỗi người
Vân Cốc thiền sư lại nói:
- Mạnh Tử có câu “Tu thân để đợi đó” là bảo tự mình phải luôn luôn tu tâm dưỡng đức, không nên làm ác gây tội dù là mảy may. Còn như vận mệnh có cải đổi được hay không, đó là tùy thuộc vào việc tích đức nhiều ít, hợp hay không hợp đạo trời.
Nói đến chữ “tu thân” là bảo hướng vào trong tâm sửa đổi những sai lầm, tội lỗi của chúng ta. Người tu chỉ nghĩ điều lành, nói lời lành, làm việc lành, thường tự xét lỗi mình, không bàn lỗi người khác. Còn bảo “đợi” là chỉ mọi người phải đợi đến công phu tu thân sâu dày, phúc báo vun đắp đầy đủ, tội nghiệp tương ứng tiêu trừ, thì vận mệnh sẽ tự nhiên chuyển đổi, trở nên tốt đẹp. Không nên có tư tưởng mong muốn những gì vượt quá phận mình, để cho vọng tâm(1), dục tưởng(2) làm mờ ám tâm trí, mà phải giữ tâm thanh tịnh, buông xuống mọi vọng niệm sinh diệt.
Tâm như tấm gương, thấy rõ ràng tất cả nhưng không bị ngoại cảnh tác động, thấy cảnh mà lìa khỏi cảnh, thấy tướng mà lìa khỏi tướng, trong chỗ nghĩ tưởng mà không nghĩ tưởng, thấy tất cả các pháp mà tâm không đắm nhiễm. Đến trình độ này sẽ tìm lại được tự tánh thanh tịnh, trong sáng sẵn có trong mỗi người, và chỉ dùng tâm này là đủ thành Phật. Song công phu này phải kinh qua thực hành mới lĩnh hội được.
Chú thích:
(1) Vọng tâm: tâm luôn lo nghĩ hết chuyện này đến chuyện nọ. Mơ cái này, tưởng cái kia.
(2) Dục tưởng: suy nghĩ, tưởng tượng đến dục vọng.
H1
H2
H3
H4
H5
H6
P
Code
Quoe
Ordered list
- Item 1
- Item 2
- Item 3
Unordered list
- Item A
- Item B
- Item C
Bold text
Emphasis
Superscript
Subscript
Giáo học của nhà Phật, lễ kính là trước tiên. Giáo học của nhà Nho, lễ kính cũng là trước tiên.
Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.
Thời xưa đi học không phải để cầu công danh phú quý. Người xưa đi học là vì muốn làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ.
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của một số đồng tu về cách hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay, không phạm giới sát.
Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.