Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Trích từ sách Liễu Phàm Tứ Huấn

Cuốn sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Nghe trực tuyến
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Thiền sư Vân Cốc giảng đạo lý cải đổi vận mệnh

Sau khi được thăng chức Cống sinh, theo quy định phải đến trường Quốc Tử Giám ở Bắc Kinh để học, cha ở kinh thành một năm, suốt ngày ngồi yên, không nói chuyện, cũng không suy nghĩ tính toán, tất cả sách vở đều không xem đến. Đến năm Kỷ Tỵ, cha trở về học ở trường Quốc Tử Giám tại Nam Kinh, tranh thủ trước khi nhập học đến núi Thê Hà bái kiến thiền sư Vân Cốc. Ngài là một vị cao tăng đắc đạo.

Cha ngồi đối diện với thiền sư trong một gian thiền phòng, suốt ba ngày ba đêm, không hề chợp mắt. Vân Cốc thiền sư hỏi:
- Người ta sở dĩ không thể trở nên thánh nhân chỉ vì vọng niệm(1) khởi lên không ngừng. Ông tĩnh tọa ba ngày, ta chưa từng thấy ông khởi lên một niệm vọng tưởng(2). Đó là vì sao?

Cha đáp:
- Số mệnh của tôi đã được Khổng tiên sinh xem rõ rồi. Lúc nào sinh, lúc nào chết, lúc nào đắc ý, lúc nào thất ý đều có số định sẵn, không cách gì thay đổi được. Vậy cho dù có nghĩ tưởng mong cầu cái gì đi nữa cũng vô ích, do đó trong tâm cũng không có vọng niệm.

Chú thích:
(1) Vọng niệm: tâm suy nghĩ tới tương lai.
(2) Vọng tưởng: dấy tưởng lăng xăng, suy tư toan tính.

Vân Cốc thiền sư cười bảo:
- Ta vốn cho rằng ông là bậc trượng phu xuất chúng, nào ngờ chỉ là kẻ phàm phu tục tử tầm thường!

Cha nghe xong không hiểu, bèn thỉnh giáo tại sao lại như thế. Vân Cốc thiền sư nói:
- Một người bình thường không sao tránh khỏi tâm ý thức vọng tưởng xáo trộn. Đã có tâm vọng tưởng không dừng thì phải bị âm dương khí số trói buộc. Đã bị âm dương khí số trói buộc, sao có thể bảo là không có số mệnh được? Tuy nói rằng có số, song chỉ người bình thường mới bị số mệnh trói buộc. 

- Nếu là một người cực thiện thì số mệnh không sao ảnh hưởng được đến họ. Bởi vì người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chủ định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ.

- Còn người cực ác, số mệnh cũng không ảnh hưởng được họ. Vì cho dù số mệnh họ chủ định được hưởng phúc, song vì họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phúc trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.

- Số mệnh của ông trong hai mươi năm được Khổng tiên sinh đoán trước, không từng biết cải đổi một chút, trái lại còn bị số mệnh buộc chặt. Một người bị số mệnh buộc chặt chính là phàm phu tục tử. Vậy ông không phải là kẻ phàm phu tục tử hay sao?

Mệnh do tự mình tạo. Phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Nếu người cực thiện, dù số mệnh vốn phải chịu khổ,
nhờ làm việc thiện cực lớn, có thể chuyển khổ thành vui, 
nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ. Còn người cực ác, dù số mệnh vốn được hưởng phúc, 
song vì tạo việc ác lớn, khiến phúc trở thành họa, 
giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu. Trích từ sách TÍCH PHÚC CẢI MỆNH LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

Cha hỏi Vân Cốc thiền sư rằng:

- Theo như thiền sư nói thì số mệnh có thể cải đổi được chăng?

Thiền sư trả lời:

- Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay đã chứng minh tính chính xác của đạo lý này. Trong kinh Phật nói: “Muốn cầu phú quý được phú quý, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ. Chỉ cần tu tạo việc lành thì số mệnh không sao trói buộc được chúng ta.” Nói vọng ngữ là đại giới của nhà Phật, chẳng lẽ Phật và Bồ tát lại lừa dối chúng ta sao.

Từ tâm mình đi cầu, không có gì mà không cảm ứng ra

Cha nghe xong trong lòng vẫn còn chưa rõ, mới hỏi thêm rằng:

- Mạnh Tử từng nói “hễ cầu là được” là chỉ những gì ở trong lòng ta có thể làm được. Nếu không phải là những gì ở trong lòng thì làm sao có thể nhất định cầu được? Ví như nói đạo đức nhân nghĩa, toàn là những thứ ở trong tâm chúng ta, ta lập chí làm một người nhân nghĩa đạo đức thì tự nhiên trở thành người nhân nghĩa đạo đức. Đây là cái mà ta có thể tận lực để cầu. Còn như công danh phú quý là cái không ở trong tâm, vốn ngoài thân chúng ta, nếu người khác chịu cho, ta mới có thể được. Còn như người ta không chịu cho, ta không cách nào có được, vậy ta làm sao có thể cầu?

Trồng Phúc hay Gieo Họa đều ở nơi Tâm. Nếu từ tâm mà cầu thì nhân nghĩa đạo đức trong lòng và công danh phú quý bên ngoài đều cầu được. Nếu như phúc báo không có, cũng không biết kiểm điểm xét lại mình, mà khăng khăng hướng ngoại tìm cầu thì không những công danh phú quý không cầu được, mà còn vì tâm tham cầu quá đáng bất chấp thủ đoạn, nên đánh mất cả nhân nghĩa đạo đức trong tâm. Trích từ sách TÍCH PHÚC CẢI MỆNH LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

Vân Cốc thiền sư nói:

- Lời nói của Mạnh Tử không sai, song ông giải thích lại sai. Ông không thấy Lục Tổ Huệ Năng nói sao? “Tất cả các loại phúc điền đều quyết định trong tâm chúng ta. Phúc không lìa tâm, ngoài tâm không có phúc để cầu.” Cho nên trồng phúc hay gieo họa đều do nơi tâm chúng ta. Chỉ cần từ tâm mình đi cầu phúc, không có gì mà không cảm ứng ra. 

- Nếu biết từ tâm mình mà cầu thì không những cầu được nhân nghĩa đạo đức trong lòng mà công danh phú quý bên ngoài cũng cầu được. Đó gọi là trong ngoài đều được. Nói cách khác, dùng cách gieo trồng ruộng phúc để cầu thì nhân nghĩa, phúc lộc chắc chắn sẽ được.

- Nếu không biết kiểm điểm xét lại mình, chỉ hướng ngoại tìm cầu công danh phú quý một cách mù quáng thì không chắc chắn có được vì nó còn lệ thuộc vào phúc báo sẵn có của mình. Một người số mệnh có công danh phú quý, cho dù không cầu cũng có; còn như số mệnh không có công danh phú quý, dù có hướng ngoại tìm cầu cũng vô ích. Cho nên cái gì đáng cầu mới cầu, không nên cầu một cách vô nguyên tắc, không có đạo lý.

- Nếu như phúc báo không có mà khăng khăng hướng ngoại tìm cầu thì không những công danh phú quý cầu không được, mà còn vì tâm tham cầu quá đáng, không có mức độ, bất chấp thủ đoạn, nên đánh mất cả nhân nghĩa đạo đức trong tâm. Như vậy chẳng phải trong ngoài đều mất cả sao? Vì vậy cầu mà không có đạo lý là vô ích.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.

Nhận thức Phật giáo
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 1)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác tu thiện.

Học Phật vấn đáp
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay

Vì sao ăn chay lại là ăn rau củ? Ngũ huân là gì? Cách ứng xử để có thể ăn chay khi môi trường xung quanh đều ăn thịt.

Chia sẻ bài viết với mọi người