Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền

Giáo học của nhà Phật, lễ kính là trước tiên. Giáo học của nhà Nho, lễ kính cũng là trước tiên.

Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ HiềnLễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Nghe trực tuyến
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền

Phạm vi lễ kính của nhà Phật

Lễ kính của nhà Nho, thực tế mà nói bao gồm thân-khẩu-ý ba nghiệp, thân kính, miệng (khẩu) tán thán, ý giữ sự chân thành. 

Phật pháp giảng càng thấu triệt hơn. Lễ là sự biểu hiện ở bên ngoài, kính là giữ ở trong lòng. Tâm có chân thành, có ý kính. Chư Phật là đối tượng chúng ta lễ kính. Chư Phật là ai? Trên kinh Phật nói“quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật”, đó đều là chư Phật. 

Quá khứ Phật, chúng ta xem thấy ở trên kinh điển, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói cho chúng ta nghe về quá khứ Phật. Hiện tại Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng giới thiệu cho chúng ta nghe không ít, mọi người đều rất quen thuộc, đó là A Di Đà Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, Dược Sư Như Lai ở thế giới Lưu Ly Phương Đông. 

Vị lai Phật là ai? Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai. Chỗ này phạm vi lễ kính sẽ rộng. Chúng ta cung kính đối với Phật A Di Đà như thế nào thì đối với tất cả chúng sanh cũng đồng một tâm cung kính như vậy. 

Hạnh Phổ Hiền tu tâm thanh tịnh bình đẳng

Nếu như nói, lòng cung kính của tôi đối với Phật A Di Đà và đối với tất cả chúng sanh có sự khác biệt, vậy là bạn không phải tu hạnh Phổ Hiền. Bạn đối với tất cả chúng sanh, tâm cung kính hoàn toàn bình đẳng với Phật A Di Đà, như vậy mới gọi là tu hạnh Phổ Hiền. Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm không bình đẳng, thì hạnh mà bạn tu không phải là hạnh Phổ Hiền. 

Bao gồm tất cả chúng sanh có ân đối với ta, có oán đối với ta, giúp đỡ ta, nhục mạ ta, hay hãm hại ta, cũng đều là Phật, không thể có khác biệt. 

Có rất nhiều đồng tu nói việc này rất là khó làm. Rất khó làm được nhưng cũng phải làm cho được, bạn không làm được thì bạn không phải tu hạnh Phổ Hiền, nhất định phải nỗ lực mà làm cho được.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 10)
Lễ kính chư Phật
tu hạnh Phổ Hiền. Chúng ta cung kính đối với Phật A Di Đà như thế nào thì đối với tất cả chúng sanh vô tình hữu tình cũng đồng một tâm cung kính như vậy.

Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật

Bạn nhất định phải biết, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì họ chính là Phật. Chúng ta lễ kính đối với họ không phải xem ở con người họ, không phải xem vào việc mà họ đang làm, mà là tôn trọng Phật tánh(1) của họ. 

Phật tánh của họ cùng với tất cả chư Phật Như Lai không hề khác biệt, chúng ta tôn trọng Phật tánh của họ. Đây là nói đối với chúng sanh hữu tình.

Chú thích:
(1) Phật tánh: là trí tuệ vốn đủ trong tự tánh của tất cả chúng sanh. 

Ngoài chúng sanh hữu tình ra, còn có chúng sanh vô tình, chúng sanh vô tình là vạn vật trong thế gian. Phật nói cho chúng ta nghe, chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Pháp tánh cùng Phật tánh là một tánh. Phật vì sự khác biệt giữa hữu tình cùng vô tình, nên gọi tánh này là Phật tánh và Pháp tánh, kỳ thật là một tánh. 

Cho nên, chúng sanh vô tình cũng là Phật, chúng sanh vô tình cũng phải cung kính, cùng một lòng cung kính giống như đối với A Di Đà Phật, nếu như có sự khác biệt thì bạn không phải tu hạnh Phổ Hiền.

Chúng ta nêu ra một thí dụ để dễ hiểu, cái bàn để ở ngay trước mặt bạn, trên bàn có những thứ dơ bẩn, bạn lập tức lau nó sạch sẽ, cho dù cái bàn này có phải của ta hay không, ta có dùng nó hay không. Ta tu hạnh Phổ Hiền, cái bàn để không được ngay thẳng thì ta lập tức sửa lại, ghế ngồi cũng phải lau thật sạch sẽ, xếp được ngay thẳng chỉnh tề. Chúng ta ngồi ghế không ngay thẳng là không tôn kính. Đó gọi là tu “lễ kính chư Phật”. 

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 10)
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền. Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật

Những người nào tu hạnh Phổ Hiền? 

Trên hội Hoa Nghiêm, 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ đều tu, không có một người ngoại lệ. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là chư thượng thiện nhân. Phàm hễ vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, từ thượng thượng phẩm đến hạ hạ phẩm, mỗi một người đều tu. 

Hiện tại chúng ta chưa đi thì bây giờ tu, tập thành thói quen, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì rất thuận tiện. Hiện tại chưa tập thành thói quen này, tập khí còn rất nặng, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc bị người ta khai trừ, vậy thì thật là hổ thẹn. Thành thật mà nói, thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ không khai trừ người, bạn đi không được thôi. 

A Di Đà Phật cùng những bậc thượng thiện nhân, trên kinh đã nói, các Ngài là “thiên nhãn đồng thị, thiên nhĩ triệt thính”. Chúng ta không thấy được các Ngài, nhưng các Ngài thấy được chúng ta. Công phu tu hành của chúng ta ở nơi đây, chúng ta không hề biết, nhưng Ngài thấy được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo. Ngài đang lựa chọn người nào có thể đến, người nào thì không thể đến. Bạn được Ngài tuyển trúng, đến lúc thì Ngài đến tiếp dẫn bạn. 

Vì sao bạn được Ngài tuyển trúng? Bạn phù hợp với điều kiện của Ngài. Những gì các Ngài đã làm, hiện tại chúng ta phải nỗ lực làm, làm không triệt để không hề gì, ta luôn là đang làm. Các Ngài xem thấy liền hoan hỉ, nhất định tuyển trúng bạn. Khi lâm chung, Phật cùng chư Bồ Tát đến tiếp dẫn bạn, mở đại hội hoan nghênh, việc này vô cùng quan trọng.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 10)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Nhận thức Phật giáo
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ

Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Học Phật vấn đáp
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?

Hòa Thượng Tịnh Không khai thị tu hành là gì? Người công việc bận rộn làm thế nào để có thể tu hành?

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.

Giáo dục đời sống
Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay

Thời xưa đi học không phải để cầu công danh phú quý. Người xưa đi học là vì muốn làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)

Họa phúc đều do tự mình tạo, đó là lời của thánh hiền. Còn như bảo họa phúc do trời chủ định, đó là lời của kẻ phàm phu.

Chia sẻ bài viết với mọi người