Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Bài viết giới thiệu 10 phương pháp trị bệnh bằng cách nhìn thấu và buông xuống ý niệm trong tâm.

Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

Trích từ sách Diệu Pháp Chữa Bệnh Bí Quyết Mạnh Khỏe Trường Thọ

Cuốn sách hội tập từ các buổi giảng của Hòa Thượng Tịnh Không nhằm giúp mọi người lý đắc tâm an, đoạn ác tu thiện để tâm thanh tịnh hiện tiền, thân thể được mạnh khỏe trường thọ.

Nghe trực tuyến
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

5. Biết được nguyên nhân sinh bệnh là do đâu

Hiện nay, trái đất bị bệnh rồi, xã hội bị bệnh rồi. Bệnh này từ đâu mà đến? Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh này? Trừ được nguyên nhân thì sẽ khỏi bệnh. Nguyên nhân mắc bệnh đầu tiên của xã hội và của địa cầu ngày nay là do tự tư tự lợi, tham lam không dừng, tham sân si đã phát triển đến cực điểm. Phật làm thế nào để trị bệnh này vậy? Phật dùng giới, định, huệ, chuyển tham lam thành giới hạnh. Thập Thiện Nghiệp Đạo là giới căn bản trong nhà Phật. Giới điều gì? Giới tham sân si. Nếu như không trừ bỏ từ trên nhân thì có dùng phương pháp nào cũng không đạt được hiệu quả.

10 Điều Phật Dạy. Thập Thiện Nghiệp. Không Sát sanh. Không trộm cắp. Không tà dâm. Không nói dối (không vọng ngữ). Không lưỡng thiệt (không nói khiêu khích thị phi). Không ỷ ngữ (không nói ngon ngọt gạt người). Không ác khẩu (không nói thô lỗ khó nghe). Không tham. Không sân. Không si.

Hiện nay người phương Tây dùng đủ loại pháp lệnh, quy định để hạn chế, ngăn ngừa, nhưng có hiệu quả hay không? Không có. Chính là câu mà một số người nói rằng “người trên ban chính sách thì kẻ dưới có kế sách đối phó”, nên không thu được hiệu quả. Có thể chân thật thu được hiệu quả thì phải nhờ vào giáo dục của Thánh Hiền. Những điều phía sau là nói về cách thức, phương pháp bổ trợ.

6. Biết dùng “phương tiện”

“Phương” là phương pháp, “tiện” là tiện nghi, có nghĩa là phương pháp phù hợp nhất. Căn tánh của mỗi người không như nhau, nghiệp chướng, tập khí không như nhau, hoàn cảnh cuộc sống cũng chẳng giống nhau, thế nên phương pháp mà mỗi người sử dụng sẽ không giống nhau. Phương pháp cần phải dựa vào thiện căn, thói quen và hoàn cảnh của bản thân thì mới thu được hiệu quả. 

“Thổ nạp khí trung, vận tâm duyên tưởng, bất thất kỳ nghi” (hít thở, khởi tâm động niệm không được trái quy củ). “Thổ nạp” có nghĩa là hít thở. Trong số người tu pháp môn Tịnh Độ, có người dùng phương pháp hít thở mà niệm Phật, hít thở không gián đoạn, Phật hiệu không gián đoạn. Đây là một phương pháp rất tốt, dụng công lâu ngày thực sự có thể nhiếp tâm, cũng chính là nói vọng niệm ít, phiền não nhẹ, trí huệ tăng, có thể thu được hiệu quả như vậy.

Trong số người tu pháp môn Tịnh Độ, có người dùng phương pháp hít thở mà niệm Phật. Hít thở không gián đoạn, Phật hiệu không gián đoạn. Đây là một phương pháp rất tốt, dụng công lâu ngày thực sự có thể nhiếp tâm, cũng chính là vọng niệm ít, phiền não nhẹ, trí huệ tăng.

7. Hành trì lâu dài, dù chưa hiệu quả cũng không được bỏ dở

Bạn dùng phương pháp này không có hiệu quả thì đừng nên bỏ cuộc, hãy cứ tiếp tục nỗ lực, trường thời huân tu thì lợi ích sẽ hiện tiền. Tập khí của chúng ta quá sâu dày, thời gian nuôi dưỡng tập khí quá lâu, làm sao trong chốc lát có thể khống chế tập khí được? Điều này không thể nào. Phương pháp của Phật Bồ-tát có hay đến đâu thì bạn cũng phải kiên nhẫn thì mới có được hiệu quả. 

Người xưa nói “đọc sách ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”. Bạn đọc sách, không hiểu được sách nói gì là vì công phu của bạn chưa đủ. Công phu đủ rồi thì khi mở sách ra xem, ý nghĩa liền hiện tiền. Vì sao trước đây mở sách ra xem thì ý nghĩa không thể hiện tiền còn bây giờ mở sách ra xem thì ý nghĩa liền hiện tiền vậy? Vì trước đây có chướng ngại, hiện nay chướng ngại đã được tiêu trừ, đạo lý là ở chỗ này.

8. Khéo gạn lọc hợp lý

Nguyên tắc bên trong phương pháp đều là tốt, không có lấy bỏ, bạn cần phải thọ trì tất cả. Trong trăm ngàn năm qua, rất nhiều bậc tiền nhân y theo phương pháp này làm đều có thể đạt được lợi ích. Nếu như chúng ta làm theo như thế thì có được lợi ích hay không? Chưa chắc, vì sao vậy? Hoàn cảnh cư trú của người xưa và chúng ta hiện nay không như nhau. Thời xưa các Ngài có thể làm như thế, hiện nay không thể làm được, thế nên có người được lợi ích, có người bị tổn hại. 

Nguyên lý nguyên tắc nhất định không thay đổi, nhưng kinh nghiệm xưa và nay lại không như nhau. Cần phải có trí huệ mới có thể chọn lọc, lựa chọn cái nào có ích cho chúng ta thì chúng ta cần nỗ lực mà học tập; cái nào không có ích cho chúng ta thì chúng ta phải loại bỏ, buông xuống. Mặc dù buông xuống nhưng không thể nói nguyên tắc này sai, mà vào thời xưa thì nó là đúng, nhưng ở thời đại này thì nó không còn phù hợp nữa. Phải hiểu đạo lý này.

9. Khéo biết những duyên bất đồng phải trì hộ chứ không xúc phạm

Có duyên bất đồng hay không? Có. Hiện nay, những chủng tộc, tín ngưỡng, văn hóa khác nhau được gọi là dị duyên. Chúng ta có cần học tập hay không? Cần học tập, cần tôn trọng, phải nghiêm túc học tập, phải hết lòng tôn trọng thì chúng ta mới có thể chung sống hòa thuận. Tuy là hòa nhưng không đồng, cũng không được sinh ra đối lập. Việc này quan trọng hơn hết thảy.

Unesco hài hòa đa nguyên văn hóa, đa nguyên tôn giáo, khéo biết hộ trì những duyên bất đồng chứ không xúc phạm.

Thế nào là hòa nhưng không đồng? Ví như khi mọi người cùng ăn cơm với nhau, có người thích ăn ngọt, có người thích ăn mặn, có người thích ăn cay, nhưng không hề có xung đột, họ thích ăn thứ gì cũng được, không được yêu cầu người khác ăn giống như mình, mỗi người có sở thích riêng, có nhu cầu riêng. Nếu như mỗi người đều đạt được lợi ích thì sẽ chung sống tốt với nhau. Cần học tập lẫn nhau, chung sống hòa thuận, không được có xung đột. Trì hộ, “trì” tức là thọ trì; còn “hộ”, ngoài việc hộ chính mình ra còn hộ trì người khác.

10. Được lợi không khoe khoang, bị tổn không nghi báng

Câu nói này vô cùng quan trọng. Khi đạt được lợi ích không được đi khoe khoang, vì sao vậy? Sẽ khiến người khác sinh phản cảm. Đặc biệt là văn hóa bất đồng, tín ngưỡng bất đồng, đây là những vấn đề nhạy cảm. Người khác đến hỏi bạn thì bạn có thể nói, nhưng nếu họ không hỏi thì bạn đừng chủ động tuyên dương, mà nên khen ngợi hết thảy các văn hóa khác nhau. Đối với các tín ngưỡng khác nhau thì cần dùng cách “Lễ kính chư Phật” trong Thập Đại Nguyện Vương mà lễ kính và cúng dường một cách bình đẳng, vậy mới đúng, nhất định sẽ xuất hiện một thế giới đại đồng, hài hòa.

Chúng ta y theo đây mà tu học, thế nhưng kết quả đạt được không phải là phúc đức mà lại là tai nạn, bệnh khổ thì phải làm sao? Có sinh hoài nghi hay không? Có sinh hủy báng hay không? Đại đa số người đều sẽ có những hành vi như thế. Phật Bồ-tát, tổ sư đại đức dạy chúng ta không được làm như vậy, vì cớ sao? Bạn tổn thất nhưng sau đó là bạn đắc được. Học Phật lâu năm có thể hiểu được điều này, đây chính là tiêu nghiệp chướng của chính mình. Mắc phải bệnh khổ lớn tức là đang tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng tiêu trừ thì bệnh liền sẽ khỏi. 

Bạn tổn thất nhưng sau đó là bạn đắc được, cho nên đối với những lời dạy của Thánh nhân, của Phật Bồ-tát thì tuyệt đối không được hoài nghi, không được hủy báng. Tiêu trừ nghiệp chướng. Âm u thành quang minh.
Bạn tổn thất nhưng sau đó là bạn đắc được, cho nên đối với những lời dạy của Thánh nhân, của Phật Bồ-tát thì tuyệt đối không được hoài nghi, không được hủy báng.

Thế nên, cần phải biết sám hối, không được hoài nghi, không được hủy báng Phật, không được hủy báng Pháp. Nếu báng Phật, báng Pháp thì tội sẽ chồng thêm tội. Nếu bạn đối với Phật pháp càng kiền thành, càng chân thật nghiêm túc nỗ lực thì nghiệp chướng sẽ mau được tiêu trừ. Cho nên, trong pháp Đại Thừa, Phật nói rằng, nghi là chướng ngại nghiêm trọng hàng đầu của Bồ-tát. Nhất định phải ghi nhớ điều này. Đối với những lời dạy của Thánh nhân, đối với lời dạy trong Kinh của Phật Bồ-tát thì không được hoài nghi, không được hủy báng.

(Trích từ Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 12-017-2092)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.

Nhận thức Phật giáo
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 1)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Học Phật vấn đáp
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay

Vì sao ăn chay lại là ăn rau củ? Ngũ huân là gì? Cách ứng xử để có thể ăn chay khi môi trường xung quanh đều ăn thịt.

Chia sẻ bài viết với mọi người