Định công có thể đột phá tần số không gian

Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.

Định công có thể đột phá tần số không gianĐịnh công có thể đột phá tần số không gian
Nghe trực tuyến
Định công có thể đột phá tần số không gian
Định công có thể đột phá tần số không gian
Định công có thể đột phá tần số không gian
Định công có thể đột phá tần số không gian
Định công có thể đột phá tần số không gian
Định công có thể đột phá tần số không gian

Khu vực giáo hóa của một vị Phật

A Di Đà Phật không xuất hiện ở thế gian chúng ta mà ở một thế giới khác. Có người nói, thế giới này cách thế giới của chúng ta mười vạn ức (10.000 tỷ) cõi Phật (1), ở bên đó có một thế giới rất lớn gọi là thế giới Cực Lạc. Chúng ta nghe cách nghĩ này lập tức liền liên tưởng Phật A Di Đà có lẽ là người ngoài hành tinh, vì ngoài không gian còn có một thế giới như vậy thì có lẽ Ngài là người ngoài hành tinh. Cách nghĩ này được xem là khá thông minh rồi, nhưng mà không chính xác. Tại sao không chính xác vậy? Người ngoài hành tinh vẫn ở cõi người, họ vẫn là phàm phu, họ không phải là Phật. 

Chú thích:
(1) Cõi Phật: một cõi Phật là khu vực giáo hóa của một vị Phật, thông thường là một tam thiên đại thiên thế giới, tức là một tỷ hệ ngân hà. Cũng có rất nhiều vị Phật khu vực giáo hóa là hai đại thiên thế giới, có vị năm-sáu đại thiên thế giới, có vị mười mấy đại thiên thế giới, do nguyện lực của mỗi đức Phật khác nhau.

Cõi Phật là khu vực giáo hóa của một vị Phật, thông thường là một “tam thiên đại thiên thế giới”, tức là một tỷ hệ ngân hà.

Sự tồn tại của không gian đa chiều

Nhà Phật nói sáu cõi (2), sáu cõi không phải do Phật nói đầu tiên, mà tôn giáo cổ xưa  Ấn Độ nói đầu tiên. Thời gian trước, Singapore có một cuộc triển lãm liên kết chín tôn giáo, Phật giáo chúng ta xếp ở vị trí thứ tư. Thứ tự sắp xếp thế nào vậy? Theo lịch sử mà sắp xếp. Lịch sử sớm nhất là Ấn Độ giáo, ở trong kinh Phật gọi là Bà La Môn giáo, so với lịch sử Phật giáo sớm hơn trên 2.000 năm. Ngay cả lịch sử của Bái Hỏa giáo cũng sớm hơn Phật giáo. 

Chú thích:
(2) Sáu cõi: là lục đạo luân hồi gồm: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Người, A-tu-la, Trời.

Những tôn giáo cổ xưa này của Ấn Độ, họ cũng tu định, tu rất thành công. Định công có thể đột phá được tần số không gian. Cái mà chúng ta gọi là không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều, ngay cả đến không gian vô hạn, dùng thiền định có thể đột phá.

Sắp xếp 9 tôn giáo theo niên đại lịch sử. Phật giáo xếp ở vị trí thứ tư, sớm nhất là Ấn Độ giáo (Bà La Môn giáo)

Hiện nay nhà khoa học chứng thực, quả thật có sự tồn tại của không gian khác nhau, nhưng khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có cách đột phá, cũng chính là nói, nhân loại chưa có cách gì nhìn thấy quá khứ, chưa có cách gì nhìn thấy vị lai.

Thế nhưng ở trong thiền định có thể đột phá, người có năng lực này sẽ nhìn thấy rất rõ ràng tình trạng ở trong sáu cõi. Họ nhìn thấy trời Dục Giới, nhìn thấy trời Sắc Giới, nhìn thấy trời Vô Sắc Giới, nhìn thấy cõi súc sanh. Cõi súc sanh chúng ta có thể nhìn thấy một phần nhỏ, còn có phần lớn hơn chúng ta vẫn không nhìn thấy. Tại sao vậy? Vì do không cùng tần số không gian sinh hoạt với chúng ta. Cõi ngạ quỷ với tần số không gian của chúng ta không giống nhau, nên chúng ta không nhìn thấy. Cõi địa ngục chúng ta cũng không nhìn thấy. Họ chính mắt nhìn thấy, cho nên ở trong kinh điển của họ, họ nói rất rõ ràng, rất minh bạch về tình trạng của sáu cõi luân hồi. Nhưng vẫn rất đáng tiếc, thấy thì nhìn thấy rồi, thấy rất rõ ràng, rất minh bạch nhưng rốt cuộc sáu cõi từ đâu mà có thì không biết! 

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 117)
Mô tả địa ngục ở các tôn giáo khác nhau: Ấn Độ giáo (Hinduism), Phật giáo (Buddhism), Kitô giáo (Christianity)

Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận

Sáu cõi từ đâu mà có? Ở trong sáu cõi tại sao lại có sự biến hóa nhiều như vậy? Vấn đề này họ chưa có biện pháp, họ cũng đang nghiên cứu, cũng đang thảo luận. Có động cơ nghiên cứu thảo luận, ở trong Phật pháp gọi là “cảm”. Chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật giáng sinh vào thế gian này giúp đỡ mọi người giải quyết vấn đề này. Điều này cũng chứng tỏ công phu thiền định của họ vẫn chưa đủ, cao nhất chỉ mới tu đến tứ thiền bát định, cho nên đối với vấn đề này quan sát được rất rõ ràng nhưng không biết được nguồn gốc của nó. Công phu thiền định của Phật cao hơn rất nhiều so với họ, họ không theo đuổi kịp.

Phật đem chân tướng sự thật này nói ra rồi. Vũ trụ từ đâu mà có, hình thành như thế nào? Mạng sống từ đâu mà có? Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này, địa cầu này quá nhỏ. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận. “Quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung” đây là nói thời gian. Không gian thì rộng lớn không có bờ mé. Tất cả mọi thứ ở trong đây bạn đều phải biết, đều phải hiểu rõ, hoàn toàn không có nghi hoặc thì vấn đề này mới được coi là giải quyết viên mãn. Nội dung chính của nền giáo dục nhà Phật là những điều này. 

Phật Phật đạo đồng

Phật nói cho chúng ta biết, nội dung này chính là đức năng vốn có ở trong tâm tánh của bản thân chúng ta, loại trí tuệ có thể lý giải viên mãn này cũng là trí tuệ vốn có trong tự tánh chúng ta, đều không phải đến từ bên ngoài. Đây là đem toàn bộ nội dung của nền giáo học Phật pháp nói ra rồi. Thích Ca Mâu Ni Phật như vậy, thì tất cả chư Phật Bồ Tát ở thế giới mười phương giáo hóa tất cả chúng sanh cũng như vậy, không có ngoại lệ. Đây là nền giáo dục vĩ đại, đích thực cứu cánh viên mãn. Ai biết vậy? Chỉ có chư Phật Như Lai mới hiểu rõ triệt để, cho nên Phật A Di Đà không thể không phát nguyện mời tất cả chư Phật Như Lai làm trợ thủ cho Ngài. Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta cũng không ngoại lệ.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 117)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.

Nhận thức Phật giáo
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Bài viết giới thiệu 10 phương pháp trị bệnh bằng cách nhìn thấu và buông xuống ý niệm trong tâm.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Học Phật vấn đáp
Hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay

Hòa Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của một số đồng tu về cách hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay, không phạm giới sát.

Chia sẻ bài viết với mọi người