Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân
Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Phân biệt chấp trước của phàm phu
Chúng ta mỗi ngày vẫn chấp trước thành kiến của mình; tôi mới là đúng, anh là không đúng, đây là tri kiến phàm phu. Người thật sự có thành tựu; anh nói vậy là đúng, họ nói thế kia không đúng cũng đúng, không có gì là không đúng. Tại sao vậy? Không có phân biệt, không có chấp trước, vậy mới thật sự nhập cảnh giới. Chúng ta ngày nay có làm được không?
Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, nghe pháp sư Bạch Thánh giảng kinh, thầy có kể một câu chuyện, một công án(1) trong cửa Phật.
Chú thích:
(1) Công án: là những câu chuyện trong nhà Phật, thường có vẻ nghịch lý, nằm ngoài phạm vi có thể giải thích bằng lý luận thông thường, muốn hiểu nó phải qua một cấp độ khác của nhận thức.
Thầy kể có hai người xuất gia tranh chấp, đến chỗ lão Hòa thượng để thưa kiện, nhờ lão Hòa thượng phân xử.
Lão Hòa thượng hỏi thầy A, thầy A nói xong, lão Hòa thượng gật đầu, chú đúng!
Thầy B nghe xong, lòng không phục, lại nói một tràng ra với lão Hòa thượng. Lão Hòa thượng nói, chú cũng đúng!
Một thị giả đang đứng bên cạnh lão Hòa thượng, đợi cho hai thầy kia đi rồi, thị giả hỏi lão Hòa thượng: “Lão Hòa thượng à, lời Hòa thượng nói rốt cuộc dường như có vấn đề thì phải?”
Lão Hòa thượng nhìn vào thị giả nói, chú cũng đúng!
Tâm của người chân thật tu hành
Lão Hòa thượng là đúng thật, ba người kia đều có vấn đề. Bạn thấy vấn đề chẳng phải đã được giải quyết toàn bộ rồi sao, đều hóa giải rồi, đều không còn tranh chấp nữa, ai nấy đều đúng. Đây là người chân thật tu hành, ở trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh - bình đẳng - giác, họ mới có năng lực trí tuệ cao độ, phương tiện thiện xảo giải quyết tất cả những mối bất đồng trong xã hội cho chúng ta.
Cái khó buông nhất là “ngã chấp”
Chúng ta nghe xong câu chuyện này, thử xem lời giáo huấn của Phật trong kinh điển, nếu khế nhập thể hội được, đem những đạo lý giáo dục này áp dụng vào trong đời sống của mình thì chúng ta mới thật sự được thọ dụng.
Chúng ta hiểu rõ rồi, tất cả mọi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều không phải phát sinh từ trên sự tướng. Phát sinh từ chỗ nào vậy? Là sinh ra từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính bản thân mỗi người. Chỉ cần bạn đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông hết, thiên hạ vốn vô sự, làm gì mà không thái bình?
Cái khó buông nhất của tất cả chúng sanh là “ngã chấp”, tôi cho rằng thế này thế nọ, tôi cảm thấy thế này thế nọ. Đây chính là gốc bệnh sinh tử sáu cõi luân hồi của bạn.
Chư Phật Bồ Tát ứng hóa trong thế gian, giáo hóa tất cả chúng sanh hoàn toàn không có mình, hoàn toàn thay người khác giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các Ngài không hề xen tạp một mảy may ý kiến của mình. Cho nên, chúng ta đối với các Ngài tâm phục khẩu phục.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 117)
H1
H2
H3
H4
H5
H6
P
Code
Quoe
Ordered list
- Item 1
- Item 2
- Item 3
Unordered list
- Item A
- Item B
- Item C
Bold text
Emphasis
Superscript
Subscript
Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.
Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.
“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Bài viết giới thiệu 10 phương pháp trị bệnh bằng cách nhìn thấu và buông xuống ý niệm trong tâm.
Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.
Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của một số đồng tu về cách hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay, không phạm giới sát.