Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.

Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)

Trích từ sách Diệu Pháp Chữa Bệnh Bí Quyết Mạnh Khỏe Trường Thọ

Cuốn sách hội tập từ các buổi giảng của Hòa Thượng Tịnh Không nhằm giúp mọi người lý đắc tâm an, đoạn ác tu thiện để tâm thanh tịnh hiện tiền, thân thể được mạnh khỏe trường thọ.

Nghe trực tuyến
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)

4. Tâm có yêu ghét thiên vị là một loại bệnh

Nếu như trong gia đình bạn yêu thương thiên vị riêng một người nào thì người khác sẽ không phục, thậm chí còn dẫn đến việc đố kị trả thù, thế thì phiền phức rồi.

Nếu như trong gia đình bạn yêu thương thiên vị riêng một người nào thì người khác sẽ không phục, thậm chí còn dẫn đến việc đố kị trả thù, thế thì phiền phức rồi.

5. Oán giận, mong người chết là một loại bệnh

Oán giận người khác, khởi tâm oán hận, trù cho người đó mau chết, việc làm này phá hoại tâm tính của chính mình, đồng thời còn kết thêm oán thù. Cổ thánh tiên hiền khuyên bảo chúng ta, ở thế gian, oan gia nên giải không nên kết, nếu không thì oan oan tương báo không biết đến bao giờ. Hơn nữa, oán thù đời sau sẽ còn sâu hơn đời trước, cả hai bên đều đau khổ. Sau khi giác ngộ thì phải buông xuống, chỉ cần có một bên giác ngộ thì có thể hóa giải được oán thù. Bên đã giác ngộ thì luôn nghĩ mọi cách để hóa giải, hoặc là về vật chất, hoặc là về tinh thần mà bồi thường, bù đắp cho bên kia, không kết oán thêm nữa. Việc này rất quan trọng. 

Nếu như người khác hủy báng, nhục mạ, thậm chí là hãm hại ta, gặp những việc như thế này, ta cần phải giác ngộ, vì sao họ đối với người khác lại không như vậy? Nhất định là trong đời quá khứ mình đã có lỗi với họ, ngày nay họ đối xử với mình như vậy, mình phải cam tâm tình nguyện mà nhận lấy, không có tâm báo thù, không có tâm oán hận, như vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng của bản thân. Chúng ta không oán hận, không trả thù thì lòng hận thù của đối phương sẽ dần dần tan nhạt. Chúng ta nhìn thấy đối phương có điều hay thì nên khen ngợi họ; đối phương có khuyết điểm thì không được phê bình, dùng thiện ý mà đối xử, lâu ngày thì oán kết sẽ được hóa giải. Nhất định không được trả thù, oán hận. Trả thù, oán hận không những không thể giải quyết được vấn đề mà còn tạo thêm bất hòa, gieo xuống mối họa trong nhiều đời nhiều kiếp về sau.

Oan gia nên giải không nên kết. Nếu như người khác nhục mạ, thậm chí là hãm hại ta, nhất định trong đời quá khứ ta đã có lỗi với họ, cho nên ngày nay họ mới đối xử với ta như vậy.  Không được có tâm oán hận báo thù. Hãy dùng thiện ý mà đối xử, lâu ngày oán kết sẽ được hóa giải. Nếu không thì oan oan tương báo không bao giờ dứt.

Làm thế nào để bồi dưỡng đức hạnh cho chính mình? Đọc sách thánh hiền, đọc sách Phật, bạn đọc nhiều lần sẽ khai trí huệ, sẽ có năng lực giải quyết những vấn đề này. Bồ-tát có trí huệ, đức hạnh có thể trong một đời hóa giải oan gia trái chủ trong vô lượng kiếp đến nay. Bồ-tát có tâm đại từ bi, xả mình vì người, thành tựu hết thảy chúng sinh, làm ra tấm gương tốt cho tất cả chúng sinh, giúp đỡ mọi người phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Đây là hạnh trí huệ.

6. Phóng túng tham dục còn che đậy lỗi là một loại bệnh

Tham dục đã sai rồi, lại còn phóng túng, sao có thể như thế được? Tham lam không giới hạn, càng lún càng sâu. Che đậy chính là che giấu không để cho người khác biết. Nếu có lỗi thì phải sám hối, không được che đậy, nếu không thì lỗi nhỏ ban đầu dần dần sẽ trở thành lỗi lớn, càng tích càng dầy. Chúng ta có lỗi lầm, người khác phê bình thì nên sinh tâm cảm ân. Đây là tâm mà người học Phật phải nên có. Học Phật nhất định phải có tính cảnh giác cao, tầm nhìn phải xa, không chỉ nhìn một đời này mà còn nhìn được các đời tương lai, biết được nhân quả, biết được họa phúc vì sao mà đến.

7. Khen mình chê người là một loại bệnh

Chúng ta cần phải xét lại chính mình đã từng hủy báng người khác, khen ngợi chính mình hay chưa? Trong Bồ-tát giới, việc khen mình chê người là trọng giới, đức Phật nghiêm cấm điều này. Đối với người khác, ta phải tán thán. Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính chư Phật, tán thán Như Lai”. Người khác có điều tốt, chúng ta phải khen ngợi. Người khác có khuyết điểm, bất thiện, nhất định không được phê bình. 

Khuyên can bạn bè tốt thì nên khuyên vào lúc nào? Lúc không có người thứ ba nhìn thấy, nghe thấy thì mới khuyên bạn mình sửa đổi làm mới. Khuyên nhiều nhất là hai lần, không được có lần thứ ba. Khuyên hai lần mà họ không nghe thì không được nói nữa, vì nếu nói nữa thì sẽ trở thành oán thù. Điểm này rất quan trọng. Nếu có người vui vẻ tiếp nhận lời khuyên của người khác, sau khi nghe xong thật sự có thể sửa đổi, thì bạn nên cố gắng mà quan tâm đến người này, nên thường khuyên họ, người này có thể trở thành thánh hiền. Nếu như nghe lời phê bình của người khác mà họ lại không vui, thì không nên kết oán thù với họ, đây là đạo bằng hữu.

Quan hệ đồng học, thầy trò với nhau cũng là như vậy. Lúc tôi còn là học trò của thầy Lý Bỉnh Nam, trong lớp học Kinh có hai mươi mấy bạn đồng học. Trong đó có vài đồng học thầy trước giờ chưa từng ngọt ngào dạy dỗ họ, mà còn đánh còn mắng. Còn có hai, ba đồng học thì thầy đối với họ lại rất tốt, trước giờ thầy chưa bao giờ nói đến họ. Vì sao lại như thế? Vì lần đầu thầy phê bình họ, vẻ mặt của họ rất khó chịu, rất không vui, từ đó về sau thầy không phê bình họ nữa, xem họ như học trò dự thính, hoan nghênh họ đến nghe giảng, tuyệt đối không phê bình. Lúc đó tôi hãy còn trẻ, trong tâm có nghi hoặc, cảm thấy thầy đối với học trò không công bằng. Sau một thời gian, thầy cũng nhìn thấy điều này. Có một hôm, thầy kêu tôi vào phòng, nói rõ cho tôi nghe vì sao thầy đối với những người này dạy dỗ nghiêm khắc. Đó là vì họ có thể tiếp nhận, nếu như không dạy họ như thế là có lỗi với họ. Vì sao có một vài học trò Thầy không đả động đến? Là vì họ không thể tiếp nhận, hà tất phải kết oán thù với họ. Tôi lúc đó mới hiểu rõ. Chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, khi xử sự, đối nhân xử thế cần phải có quy tắc chừng mực.

8. Tự ý sửa đổi lời dạy của người xưa là một loại bệnh

Vấn đề này cũng vô cùng nghiêm trọng. Những quy củ của cổ thánh tiên hiền đã lập ra, chúng ta nếu như tự ý sửa đổi thì có gánh lấy trách nhiệm nhân quả hay không? Nhất định phải gánh lấy. Mấy ngàn năm qua, những nguyên lý nguyên tắc mà lão tổ tiên, cổ thánh tiên hiền dạy cho người đời sau, có thể sửa đổi được chăng? Hễ sửa đổi thì sẽ sinh ra vấn đề. Việc tự sửa theo ý của mình là căn bệnh lớn của người hiện nay. 

Nguyên tắc chỉ đạo tối cao trong việc dạy học của người xưa là “quý dĩ chuyên” (quý ở chỗ chuyên nhất), người ngày nay thì lại học quá nhiều, học quá tạp. Đặc biệt là các cha mẹ trẻ không có kinh nghiệm dạy con, mong con thành rồng thành phượng, cái gì cũng biết, cái gì cũng học. Đứa trẻ này thật là đáng thương, nó chịu không nổi, học hành rất khổ sở. Hiện nay chúng ta thường nghe thấy học sinh tiểu học tự sát, việc này trước đây chưa hề xảy ra, sao các em lại tự sát? Các em quá khổ mà. Đây đều là lỗi của cha mẹ. Vào thời xưa học sinh tiểu học đến lớp chỉ học một môn, “quý dĩ chuyên”, môn này chưa học xong thì không thể học môn tiếp theo.

Các cha mẹ trẻ không có kinh nghiệm dạy con, mong con thành rồng thành phượng, cái gì cũng biết, cái gì cũng học. Đứa trẻ này thật là đáng thương, nó chịu không nổi, học hành rất khổ sở.
Nhiều trẻ nhỏ ngày nay bị căng thẳng do cha mẹ bức ép các em phải học cùng lúc nhiều thứ. Vào thời xưa, học tập quý ở chỗ chuyên nhất, môn này chưa học xong thì không thể học môn tiếp theo.

Năm xưa khi tôi học giảng Kinh trong lớp học Kinh của lão sư Lý Bỉnh Nam, thầy cũng quy định học một môn, nhất định không thể cùng lúc học hai môn. Phải học một môn cho tốt. Tốt đến mức nào vậy? Phải được thầy công nhận, thầy bảo được rồi thì mới có thể học môn thứ hai. Tiêu chuẩn của thầy là, ví dụ như học một bộ kinh, bạn có thể lên đài giảng bộ kinh đó, thầy ngồi ở dưới nghe mà gật đầu bảo “được” thì mới được thông qua. Tiêu chuẩn của tôi còn nghiêm ngặt hơn một chút, tôi cảm thấy giảng một lần không đủ, ít nhất phải giảng mười lần rồi tôi mới học sang bộ kinh kế tiếp.

Đối với quy củ mà cổ thánh tiên hiền đã định ra, chúng ta phải tuân thủ. Trong lịch sử mấy ngàn năm qua không có người nào dám sửa đổi. Lão tổ tiên đã định ra những điều gì vậy? Là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức. Dạy học vào thời xưa là dạy những gì? Chính là dạy bốn môn này, đây là giáo dục chuẩn mực để làm người, bạn đều làm được rồi thì bạn mới giống con người. 

Ngũ Luân nói về mối quan hệ giữa người và người: Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín (cha mẹ con cái có tình thân ái, cấp trên và cấp dưới có nghĩa, vợ chồng có trách nhiệm khác biệt, già trẻ có tôn ty trật tự, bạn bè giữ chữ tín). Mà trọng tâm của giáo dục truyền thống chính là phụ tử hữu thân, thế nên giáo dục truyền thống chính là giáo dục tình thân ái. 

Gia đình là nơi giáo dục nền tảng về mối quan hệ giữa người với người. 1. Người nhân thì thương người. 2. Người nghĩa thì làm theo đạo lý, hợp tình, hợp lý, hợp pháp. 3. Người lễ cư xử chuẩn mực quy củ, đối người tiếp vật không quá mức, cũng không bất cập. 4. Người trí trong đời sống, làm việc, xử sự đều dùng lý trí, không dùng tình cảm. 5. Người tín biết giữ chữ tín, người không có chữ tín thì không có chỗ đứng trong xã hội.

Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức đều là sự mở rộng của tình thân ái, trọng tâm của nó vẫn là tình thân ái. 

Ngũ Thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Người nhân thì thương người, người nghĩa thì làm theo đạo lý, chính là hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Lễ chính là chuẩn mực quy củ, xử sự đối người tiếp vật đều phải có quy tắc chuẩn mực, không được quá mức, cũng không được bất cập, người và người chung sống với nhau không được vô lễ. Trí là lý trí, không dùng tình cảm xử lý công việc. Trong đời sống, làm việc, xử sự, đối người, tiếp vật đều phải dùng lý trí, không được dùng tình cảm. Phải giữ chữ tín, người không có chữ tín thì không có chỗ đứng trong xã hội. 

Tứ Duy là lễ, nghĩa, liêm, sỉ. 

Bát Đức là hiếu, đễ, trung, tín, nhân, ái, hòa, bình. 

Những cương mục này đều do lão tổ tiên quy định, chúng ta không được sửa đổi, hễ thay đổi thì trật tự trong xã hội sẽ đảo loạn, nhà không ra nhà, nước không ra nước. Thái Thượng Lão Quân nói về bệnh có một trăm điều, chúng tôi nêu ra mấy điều này là đủ rồi.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục đời sống
Nhận thức nguồn gốc của bệnh tật

Căn nguyên của hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ tâm. Chỉ cần điều trị tâm cho tốt thì cơ thể tự nhiên sẽ khỏe mạnh.

Giáo dục đời sống
Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay

Thời xưa đi học không phải để cầu công danh phú quý. Người xưa đi học là vì muốn làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Bài viết giới thiệu 10 phương pháp trị bệnh bằng cách nhìn thấu và buông xuống ý niệm trong tâm.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Giáo dục đời sống
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền

Giáo học của nhà Phật, lễ kính là trước tiên. Giáo học của nhà Nho, lễ kính cũng là trước tiên.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 1)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.

Chia sẻ bài viết với mọi người