Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)

Giáo dục con cái phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chúng ta liệu có đang dạy đúng phương pháp để sau này con có thể sống hạnh phúc và thành công?

Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)
Nghe trực tuyến
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 1)

Chúng ta thường nói: “Đời người việc lớn thứ nhất là phải dạy tốt con cái”. Nếu như con cái không được dạy tốt, thì đời sống của bạn có được hạnh phúc yên vui không? 

Những năm cuối đời của chúng ta quyết định ở chỗ con cái có hiểu chuyện và hiếu thuận hay không. Nếu như giáo dục ra con cái không hiểu chuyện, nửa đời sau của chúng ta sẽ rất khó sống vì không biết hôm nay con cái lại sẽ cho ta diễn đoạn kịch nào, để ta thâu thập tàn cuộc. Cho nên giáo dục con cái phải được đặt lên hàng đầu, đặt ở vị trí quan trọng.

Dạy con làm người hay dạy con đạt điểm số?

Tôi dạy học trò, tôi cũng rất chú trọng việc phối hợp với phụ huynh. Lần đầu cùng phụ huynh nói chuyện, tôi thường hỏi: “Anh cảm thấy giáo dục con cái thì thái độ làm người- làm việc có phải là việc quan trọng của cả đời hay không? Hay là điểm số quan trọng?”

Xin hỏi đại bộ phận phụ huynh là đang coi trọng thái độ làm người-làm việc hay là đang coi trọng điểm số của con cái? Điểm số phải không? “Lần này con thi được mấy điểm, mau đem ra đây!”. Trong đầu phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số. 

Các vị phụ huynh, chúng ta đều nói với trẻ nhỏ là “làm người thì lời nói việc làm phải đi đôi”, vậy tại sao chúng ta rõ ràng cảm thấy thái độ làm người-làm việc là quan trọng, nhưng cuối cùng trọng tâm của chúng ta lại tập trung ở trên điểm số? 

Quả thực không thể trách các vị phụ huynh, bởi vì họ chưa thể nhận ra được là cách làm người-làm việc đối với cả đời của đứa bé có sự ảnh hưởng to lớn dài lâu cỡ nào, còn điểm số, 100 điểm lập tức xem thấy được, hơn nữa còn có thể đem ra nói: “Con trai tôi kì nào thi cũng đều 100 điểm”.

Dạy con làm người hay Dạy con đạt điểm số? Rõ ràng chúng ta cảm thấy 
thái độ làm người là quan trọng, 
nhưng tại sao cuối cùng 
lại tập trung ở trên điểm số? Bởi vì chúng ta chưa thể nhận ra được là cách làm người có ảnh hưởng to lớn đối với cả đời của đứa bé, còn điểm số thì lập tức xem thấy được, 
hơn nữa còn có thể đem ra khoe với người khác.

Đừng hướng trẻ nhỏ đi trên con đường danh lợi

Bình lặng mà suy xét, ngày nay chúng ta đem trẻ nhỏ hướng chúng đi trên con đường của điểm số, xin hỏi chúng sẽ đi đến đời sống như thế nào? Bạn có thể xem thấy được hay không? Bạn mong muốn thúc đẩy chúng đi trên con đường này, bạn cũng phải tường tận, chúng ta đang đẩy trẻ nhỏ đi về hướng danh lợi.

Tôi cũng chính là sản vật của chủ nghĩa học vị. Tôi còn nhớ khi ở trung học, đi thi chỉ đạt được 98 điểm, tôi khóc đến nửa ngày. Vì sao vậy? Bởi vì lúc đó muốn được là học sinh ưu tú của lớp, nếu kém đi hai điểm và không được ghi danh thì nhân sinh của tôi kể như tiêu rồi. Có cần nghiêm trọng như vậy không? Tại vì sao tôi phải cảm thấy nghiêm trọng đến như vậy? Bạn xem, chúng ta vừa mới lên trung học, cái tâm sợ được sợ mất nghiêm trọng đến như vậy. Một đứa nhỏ sợ được sợ mất, cả đời này không thể có được hạnh phúc mà thường hay phải phiền não đông phiền não tây.

Chủ nghĩa học vị chính là chỉ nghĩ đến điểm số của chính mình, muốn đạp lên người khác. Cho nên vốn dĩ tôi đáng nên có tâm huyết của Phạm Trọng Yêm là “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), nhưng bởi vì chủ nghĩa học vị nên tôi chỉ nghĩ đến đánh bại người khác. Tôi nghĩ lại, khi còn đi học, vừa được phát sổ điểm đều lướt nhìn người khác bao nhiêu điểm. Nếu như số điểm của họ cao hơn ta, nội tâm của ta rất là khó chịu, mặt lớn, mặt nhỏ thật khó coi. Chúng ta phải suy xét xem nhân cách như vậy có thể sống được hạnh phúc không. 

Con đường danh lợi, chỉ nghĩ đến thành tích của chính mình, muốn đạp lên người khác, nhân cách như vậy không thể có được cuộc sống hạnh phúc.
Con đường danh lợi, chỉ nghĩ đến thành tích của chính mình, muốn đạp lên người khác, nhân cách như vậy không thể có được cuộc sống hạnh phúc.

Tôi còn nhớ khi tốt nghiệp đại học, vừa lúc đó ở bên trong cửa tiệm gặp một bạn cùng lớp ở trung học, mỗi lần thi anh ấy đều hạng nhất. Trong ấn tượng của tôi, hạng nhất trong lớp rất giỏi. Ngay khi anh ấy tốt nghiệp ra trường, bởi vì thời gian dài vùi đầu trong sách vở, cho nên năng lực tiếp xúc với người của anh ấy đặc biệt kém, vừa nói đến kinh nghiệm làm việc trong xã hội thì anh ấy liền run lên. Anh ấy nói: “Con người tại vì sao mà khủng khiếp vậy? Tôi cảm thấy rất sợ khi tiếp xúc với họ”. Bạn xem, năng lực tiếp xúc với người của anh ấy rất thấp và do vậy tấm lòng bao dung với người khác cũng không hình thành. Cho nên đời sống của anh ấy như vậy không thể nào có được hạnh phúc.

Vì sao sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp rất nhiều?

Hãy cùng nhau suy xét, chúng ta đẩy trẻ nhỏ đi theo con đường chủ nghĩa học vị. Khi chúng ra trường, có thể lấy được bằng tiến sĩ, thạc sĩ rất nhiều, nhưng xin hỏi hiện nay mức độ thất nghiệp nhiều nhất là học vị nào? 

Hiện tại tốt nghiệp trung học thì không thất nghiệp vì lao động, rửa bát, quét dọn, họ bằng lòng làm, cho nên họ không bị thất nghiệp. Trái lại tốt nghiệp đại học, nghiên cứu sinh, cảm thấy mức lương đó quá thấp nên họ không bằng lòng làm. Xin hỏi đại học, thạc sĩ đã cho đứa nhỏ thái độ gì? Không thể cúi xuống. Nhân sinh phải có thể cúi xuống thì mới có thể vươn lên.

Hiện nay sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều vì đòi hỏi mức lương cao nhưng lại không chịu gánh vác việc vất vả.
Hiện nay sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều vì đòi hỏi mức lương cao nhưng lại không chịu gánh vác việc vất vả.

Hiện tại mỗi năm sinh viên tốt nghiệp trên đại học số lượng rất nhiều, thế nhưng có rất nhiều người vẫn đang thất nghiệp. Chúng ta cùng nhau suy xét một chút, đây là từ trong thể chế giáo dục đã bồi dưỡng nhân tài hơn 10 năm, khi ra trường thì không dùng được. Sinh viên ra trường rất nhiều, thế nhưng nếu như các vị có bạn bè là chủ doanh nghiệp, thậm chí là lãnh đạo của các cơ quan nhà nước, bạn thử hỏi họ xem thanh niên hiện tại có phải là nhân tài thật sự hay không. Họ sẽ trả lời thế nào? Họ sẽ nói với bạn là không tìm được nhân tài. Máy móc giáo dục vẫn luôn sản xuất ra, kết quả các doanh nghiệp cảm thấy không dùng được. 

Dạy con sống có trách nhiệm

Các vị phụ huynh, nếu như bạn nói với con của bạn là: “Con chỉ cần thi cử là đủ rồi, các việc nhà con không cần phải làm” thì xin bạn hãy nghĩ lại. Bạn luôn bảo chúng mải lo thi cử để đi lên, sau khi tốt nghiệp đại học rồi bảo đảm chúng có đời sống hạnh phúc mỹ mãn, vậy thì thực tế là bạn sẽ bị thất vọng. 

Bạn dường như nói với chúng: “Chỉ cần con đi học cho tốt, thì về sau con sẽ được thuận buồm xuôi gió”. Không thể có việc này, thời hiện nay không có mà thời về trước cũng không có. Hôm nay con cái tốt nghiệp đại học rồi, nếu như chúng không biết cách làm người, không biết sống hòa thuận với người khác, cơ hội có tốt hơn cũng sẽ vuột mất ngay trước mặt chúng. 

DẠY CON sống có trách nhiệm Một người có hiếu tâm và lòng trách nhiệm thì họ mới chịu gánh vác

Nếu bạn nói với con bạn: “Chỉ cần con học thẳng lên trên, các việc khác không cần phải làm” thì trẻ nhỏ sẽ có một thái độ khiếm khuyết, chính là lòng trách nhiệm. Một đứa nhỏ có lòng trách nhiệm, chúng mới chịu gánh vác. Thế nhưng bạn lại nói với chúng: “Cứ học thẳng lên trên thì tốt rồi!”. Kỳ thật chúng đi học là vì cái gì? Vì xem mặt của cha mẹ mà đi học. So với một đứa bé hiếu tâm, vậy thì hoàn toàn không giống nhau. Đứa bé có hiếu tâm thì chúng mong muốn cha mẹ được an lòng. Chúng hy vọng về sau có thể làm cho đời sống của cha mẹ được tốt hơn, cho nên chúng không ngừng nâng cao năng lực cùng đức hạnh của chính mình. Đứa bé như vậy sẽ phát triển rất tốt.

Tố chất của một người thành công

Các vị phụ huynh cần phải hiểu rõ, chủ một doanh nghiệp chân thật thành công không phải là những người có trình độ cao nhất. Vậy chúng ta cần phải suy nghĩ đến một góc độ khác là hiện nay chủ doanh nghiệp cảm thấy không tìm ra được nhân tài. 

Xin hỏi chủ doanh nghiệp cần đến nhân tài như thế nào? Vấn đề này không cần phải đi hỏi tiến sĩ, mà trong lòng mỗi một người đều có đáp án. Bởi vì đời sống chúng ta đã đi qua, cũng thấy được không ít người thành công, cũng có người thất bại. Bạn cảm thấy người thành công phải có đầy đủ những tố chất gì? Chỉ cần tâm bình lặng, bạn liền có ra được đáp án. Tâm bình lặng thì sinh trí tuệ.

Bạn cảm thấy tố chất thế nào mới có thể khiến cho đời sống được thành công? Những tố chất đó là:

Thành thật, lòng trách nhiệm, khiêm tốn, giữ chữ tín, lòng nhẫn nại

Chúng ta có thể cho ra một quyển sách “Tố Chất Thành Công” rồi. Tôi không gạt, bạn đến nhà sách xem thử, phần nhiều đều nói giống như vậy. Đã biết được rồi, thì bạn nhất định sẽ hiểu người đầy đủ tố chất như vậy mới là nhân tài chân thật.

Vậy xin hỏi, chúng ta có đang dạy trẻ nhỏ phải thành thật hay không? Rất nhiều phụ huynh cảm thấy thành thật là quan trọng, sau đó trong lòng lại nghĩ, nếu như quá thành thật, ra ngoài bị người ta ức hiếp thì phải làm sao. Lòng tin này liền có sự đắn đo. Nếu như rất khiêm tốn, luôn bị người ta đè xuống thì phải làm sao? Cho nên lòng tin là căn bản. Nếu như bạn chân thật tin tưởng vào đầy đủ những tố chất này, thì nhất định về sau đời sống của con bạn mới chân thật thành công. 

Phương Tây chú trọng ở quản lý chất lượng sản phẩm, họ gọi là TQM (Total Quality Management), tức là quản lý chất lượng toàn diện, mấy mươi năm qua đều cường điệu rằng, ngày nay chỉ cần làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh thì có thể gối cao đầu mà ngủ, kết quả gần mười đến hai mươi năm thì phát sinh ra một số vấn đề. Barings Bank từng là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất nước Anh, hơn 200 năm, bởi vì một nhân viên người Anh làm việc tại chi nhánh ở Singapore đã gian lận và lạm dụng công khoản, cơ nghiệp của hơn 200 năm không có cánh mà bay, liền sụp đổ.

Nick Leeson bị cảnh sát Singapore bao vây và bị xét xử về tội giả mạo và gian lận khiến ngân hàng lâu đời nhất nước Anh Barings Bank sụp đổ.
Nick Leeson bị cảnh sát Singapore vây bắt và bị xét xử về tội giả mạo, gian lận khiến ngân hàng lâu đời nhất nước Anh Barings Bank sụp đổ.

Giải quyết vấn đề phải từ nơi căn bản

Tư duy của phương Tây khi xảy ra vấn đề thì nhanh chóng giải quyết, gọi là “đau đâu trị đó”, đây không phải là phương pháp tốt, cũng giống như sức khỏe hôm nay xấu đi, đã bị bệnh ung thư thì không dễ xử lý. Cho nên học vấn mà thánh hiền để lại không phải là trị bệnh mà để trị lúc chưa bệnh, khi chưa bị bệnh thì phải phòng ngừa. Còn khoa học phương Tây tuy là kỹ thuật rất phát triển, thế nhưng họ chuyên môn xử lý bệnh trạng, ung thư ruột thì lập tức cắt bỏ ruột, ung thư gan thì cắt gan. Cắt rồi có hết bệnh hay không? Ngay chỗ đó không việc gì, qua hai năm thì chỗ khác xảy ra việc. 

Ung thư ruột, bạn không nên dùng tâm thù hận đối với tế bào ung thư, bởi vì có người muốn hại nó, nên nó mới phát tác như vậy. Ai đem tế bào ung thư hủy diệt đi? Trên mỗi người đều có tế bào ung thư, chỉ cần muốn hủy hoại nó, thì nó phát tác lớn lên. Bởi vì tình trạng sức khỏe của chúng ta, đã mười năm, mười lăm năm, ta đã bỏ rơi rồi. Cái thân này nếu thật muốn hư cũng không phải dễ, bởi vì nó rất là tinh mật. Đem ung thư cắt bỏ đi tuyệt nhiên không giải quyết được căn bản vấn đề, mà đồng thời còn sinh ra tác dụng phụ. Rất nhiều người bị bệnh ung thư, sau khi tiếp nhận một số trị liệu, ngày tháng sau đó đều sẽ rất khó qua. Kỳ thật xử lý tế bào ung thư, xin đưa ra một thí dụ, cũng giống như kéo một bao rác để ở trên đất vậy, có rất nhiều gián đều chạy đến. Bạn tức giận nói: “Làm gì mà nhiều gián đến vậy!” và lập tức lấy thuốc diệt côn trùng ra phun chết hết. Vấn đề được giải quyết rồi! Sau khi bạn rời khỏi, mười phút sau thì gián lại đến nữa.

Tư duy của người hiện tại chính là giải quyết bệnh trạng, cắt bỏ đi bệnh trạng. Người bạn trai này không tốt, đổi đi, người bạn gái này không tốt thì đổi luôn. Có giải quyết được vấn đề hay không? Không phải người bạn trai không tốt, cũng không phải người bạn gái không tốt. Ai không tốt vậy? Chính mình đều không có học qua bao dung, không học được thương yêu người khác. Ngay căn bản vấn đề không thể giải quyết thì có đổi thêm vài người nữa cũng không ích gì, cho nên giải quyết vấn đề phải từ nơi căn bản.

Hiện nay đã nhận ra có một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp hơn việc làm ra sản phẩm tốt, chính là đạo đức của nhân viên. Enron Corporation từng là tập đoàn lớn thứ 7 ở Mỹ, doanh thu mỗi năm vài chục tỷ USD, bởi vì hai quản lý cấp cao đã gian dối số liệu, lạm dụng quyền lực và công khoản, nên doanh nghiệp lớn thứ 7 ở Mỹ cũng phải phá sản. Cho nên hiện tại các doanh nghiệp toàn cầu đều thúc đẩy TEM (Total Ethics Management), tức là quản lý đạo đức toàn diện, đang yêu cầu nâng cao tố chất đạo đức của nhân viên. 

Do hành vi gian lận của hai quản lý cấp cao, tại thời điểm xảy ra vụ bê bối, tập đoàn năng lượng Enron là tổ chức lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ.
Do hành vi gian lận của hai quản lý cấp cao, tại thời điểm xảy ra vụ bê bối, tập đoàn năng lượng Enron là tổ chức lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ.

Không phải tiền nhiều thì mới dạy tốt được con cái

Hiện tại có một nhận biết sai lầm rằng tiền tài là vạn năng, chỉ cần có tiền thì liền dạy tốt được con cái, chỉ cần có tiền thì liền giải quyết được vấn đề. Hoa Kỳ từng tập trung đẩy mạnh giáo dục luân lý đạo đức, còn đặc biệt đưa ra ngân sách ban đầu vốn là 2.5 tỷ USD, sau đó điều chỉnh lên gấp ba lần, đến 7.5 tỷ USD. Bạn nghĩ việc này có hữu dụng hay không? Họ đã làm một cuộc thăm dò với hơn 8000 học sinh trung học. Kết quả là 71% trẻ nhỏ lấy cắp tiền, 68% trẻ nhỏ đánh người, 35% trẻ nhỏ ăn cắp đồ trong siêu thị. 

Trong lần thăm dò này, có một câu hỏi khảo sát là: “Bạn cảm thấy đạo đức của bạn có cao thượng không?”. Kết quả khảo sát cho thấy: 96% trẻ nhỏ cảm thấy chúng có phẩm đức cao thượng, thế nhưng 71% lấy cắp tiền, 68% đánh người, 35% ở trong siêu thị ăn trộm đồ. Xin hỏi trẻ nhỏ của thời đại này nương vào tiêu chuẩn của ai vậy? Chính ở nơi chúng. 

Giáo dục không phải tiền nhiều là hữu dụng. Giáo dục không phải nói nhiều là hữu dụng, cũng không phải có rất nhiều sách lý luận thì hữu dụng. Trong cuốn sách Thuyết Văn Giải Tự, đã đem điều quan trọng nhất của giáo dục điểm ra:

Cái gì là “giáo”? Trên làm dưới noi theo (thượng sở thí, hạ sở hiệu) gọi là “giáo”.

Cái gì là “dục”? Mỗi ngày nuôi dưỡng thiện tâm, thiện hạnh (dưỡng tử sử, tác thiện dã), gọi là “dục”.

Hai hàng chữ này đã nói ra được trung tâm của giáo dục. 

Trong giáo dục, điều quan trọng thứ nhất là “dạy làm việc thiện”. Ngay khi đứa bé có tâm lương thiện thì chúng liền có hành vi lương thiện. Trong vô hình chung, đứa trẻ này tự nhiên sẽ có rất nhiều bạn bè tốt, đời sống của chúng sẽ hạnh phúc.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Icon Social Sharing
Chia sẻ
Icon Copy
Copy link
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 1)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Người có trí tuệ thì luôn giải quyết vấn đề từ trong nguyên nhân. Bài viết chỉ ra 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm loại bệnh.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Phúc hay họa đều là do mình, phải thường xét nghĩ hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến.

Học Phật vấn đáp
Giải đáp thắc mắc cho người mới phát tâm ăn chay

Vì sao ăn chay lại là ăn rau củ? Ngũ huân là gì? Cách ứng xử để có thể ăn chay khi môi trường xung quanh đều ăn thịt.

Học Phật vấn đáp
Người công việc bận rộn liệu có thể tu hành?

Hòa Thượng Tịnh Không khai thị tu hành là gì? Người công việc bận rộn làm thế nào để có thể tu hành?

Nhận thức Phật giáo
Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.

Nhận thức Phật giáo
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Chia sẻ bài viết với mọi người