Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ

Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.

Cuối cùng đều quay về Tịnh ĐộCuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Nghe trực tuyến
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ

Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải

Thời triều Đường, Thiện Đạo Đại sư đã từng nói một câu: “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải”. Ý nghĩa của câu nói này chúng ta phải hiểu, ý là nói:

Tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, chỉ vì mỗi một việc như vậy.
Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải. Thiện Đạo Đại Sư (613-681 sau Công Nguyên), người tỉnh An Huy (có thuyết cho là người tỉnh Sơn Đông) là cao tăng nhà Đường, được tôn làm vị Tổ thứ 2 của tông Tịnh Độ.

Buông xuống ý niệm muốn khống chế chiếm hữu

Đã vì một sự việc thì Thích Ca Mâu Ni Phật vào năm đó giảng một bộ kinh Di Đà chẳng phải là đủ rồi sao? Tại sao còn phải giảng nhiều kinh điển như vậy? 

Đáp án đều ở trong kinh, chỉ tại bản thân chúng ta lơ là không chú ý. Tôi nói ra, mọi người nghe xong đều rất quen tai, lời nói này nghe rất nhiều rồi, trong kinh cũng đã xem không ít:

Phật dạy chúng sanh, chúng sanh căn tánh không giống nhau. Phật giáo hóa chúng sanh, quí vị phải nhớ kỹ, vĩnh viễn là bị động, hoàn toàn không bao giờ chủ động chỉ dạy, đây là chánh lý. 

Chủ động dạy người là bản thân bạn có ý, hay nói cách khác, bản thân bạn chắc chắn có phân biệt, chấp trước. Chư Phật Bồ Tát không có, đây là điểm chúng ta phải học. Cho nên tôi thường hay khuyên các đồng tu:

Nếu bạn muốn chân thật học Phật, thật sự muốn có thành tựu trong Phật pháp, cũng chính là bạn thật sự muốn khai ngộ, thật sự muốn đoạn phiền não, thật sự muốn có trí tuệ thì trước tiên phải đem cái ý nghĩ khống chế đối với tất cả người, tất cả sự, tất cả vật buông xả đi. 

Phật không có ý nghĩ này, Phật đối với tất cả người, sự, vật trong hư không pháp giới hoàn toàn không có ý nghĩ khống chế, hoàn toàn không có ý nghĩ chiếm hữu, cho nên Phật giáo hóa chúng sanh là bị động, không phải chủ động. 

Nếu như Phật thật sự là chủ động thì tôi tin Ngài chỉ giảng một bộ kinh A Di Đà, những kinh khác đều không giảng. Khi bị động, bạn muốn tôi giảng cái gì thì tôi sẽ giảng cho bạn cái ấy, đây là sự thật. Cho nên, Phật ứng cơ thuyết pháp. 

Căn cơ của chúng sanh vô lượng vô biên, người này muốn thỉnh Ngài giảng cái này, người kia thỉnh pháp môn nọ, Phật bèn giảng vô lượng vô biên pháp môn. Vô lượng vô biên pháp môn được nói ra là do như vậy. Đây là điểm chúng ta phải học tập. Nếu như nói Phật chủ động, đó chỉ là một pháp môn: Thành thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Ở trong kinh Phật nói cho chúng ta biết chân tướng sự thật này.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 117)
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ. Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc

Căn tánh không giống nhau nên phương tiện giáo hóa khác nhau

Phật đem tất cả căn cơ chúng sanh chia thành ba bậc. Người bậc thượng, chúng sanh căn thục thì giảng pháp môn Tịnh Độ. Sao gọi là căn thục? Là thiện căn, phước đức, nhân duyên của họ chín muồi, họ ở trong một đời này có thể đi làm Phật rồi, đối với những người này thì giảng pháp môn này. 

Quí vị nhất định phải hiểu rõ:

Chúng ta tiếp xúc được pháp môn này, nếu như có tín tâm, có nguyện tâm thì bạn chính là chúng sanh căn thục. Hay nói cách khác, từ vô lượng kiếp đến nay, ngày nay cơ hội làm Phật của bạn đến rồi. Việc này quá hy hữu, quá khó được!

Cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Vô lượng kiếp đến nay một ngày hy hữu khó gặp!” Chúng ta gặp được rồi, ta phải làm Phật rồi. Bạn thử nghĩ xem, có rất nhiều người không tin, muốn phá hoại, đó là lẽ đương nhiên. Bạn thử xem phong cách của họ có giống thành Phật hay không? Họ không giống, nghiệp chướng sâu nặng. Phong cách của họ không giống thành Phật thì họ làm sao có thể tiếp nhận pháp môn này được? Không thể tiếp nhận, Phật có biện pháp, Phật không bỏ chúng sanh, Phật vô cùng yêu thương chúng sanh. Căn chưa chín muồi thì giảng pháp môn thấp hơn một bậc, vì chưa chín muồi nên phải giảng pháp môn khác, giúp cho họ chín muồi. Đây là đối với người trung căn. Người căn bậc hạ, họ vẫn chưa trồng thiện căn. Chưa trồng thiện căn thì giúp họ trồng thiện căn.

Người đã có thiện căn thì giúp cho họ chín muồi. Người đã chín muồi thì giúp cho họ đi làm Phật. Pháp môn Tịnh Độ là nói đối với người thiện căn đã chín muồi, là giúp cho bạn ở ngay trong đời này đi làm Phật.

Phật ở trong kinh nói rất rõ ràng, chúng ta phải nhớ kỹ, căn tánh chúng sanh không giống nhau nên phương tiện và cách thức mà Phật giúp tất cả chúng sanh cũng khác nhau. Cho nên, câu này của Thiện Đạo Đại sư nói rất hay.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 117)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 1)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.

Nhận thức Phật giáo
Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.

Giáo dục đời sống
Mười phương pháp “chỉ quán” để trị bệnh (Phần 2)

“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Bài viết giới thiệu 10 phương pháp trị bệnh bằng cách nhìn thấu và buông xuống ý niệm trong tâm.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 3)

Tổng hợp 9 phương thuốc điều trị trăm bệnh gây khổ não thân tâm trong xã hội ngày nay.

Giáo dục đời sống
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 2)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.

Chia sẻ bài viết với mọi người