
Thực tiễn Chân Thành - Thanh Tịnh - Bình Đẳng
Thế gian một số người họ dùng vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; ta dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng thì ta sẽ rất dễ dàng sống chung với họ. Vì sao vậy? Họ cần, ta không cần; ta cần, họ không cần, vậy thì dễ sống chung. Nếu như chúng ta hai người đều cần thì liền xảy ra xung đột.
Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chính là thảy đều đoạn hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chúng ta phải dùng cái tâm này. Thế gian một số người họ dùng vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; ta dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chúng ta rất dễ dàng sống chung với họ. Vì sao vậy? Họ cần, ta không cần; ta cần, họ không cần, vậy thì dễ sống chung. Nếu như chúng ta hai người đều cần thì liền xảy ra xung đột. Bạn cần danh vọng lợi dưỡng, thảy đều cho bạn, ta không cần. Ta cần tâm thanh tịnh, họ không cần tâm thanh tịnh. Nếu họ cần tâm thanh tịnh, cùng ta cần tâm thanh tịnh thì cũng sẽ không xung đột. Bạn cần thì tôi toàn bộ đều cho bạn, hoan hỉ vui vẻ cho bạn. Cái ta cần thì họ không cần.
Thực tiễn ngay trong đối nhân xử thế tiếp vật, ngay trong cuộc sống thường ngày thì chúng ta chân thật có thể làm đến nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật. Niệm Phật là niệm giác ngộ, niệm Phật là niệm tự tánh. A Di Đà Phật là đức hiệu của tự tánh chúng ta.