
Học Phật như thế nào để tâm thanh tịnh khai trí huệ?
Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này, sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng tạp niệm càng nhiều hay sao? Cho nên học đạo, mục đích là ở “định huệ”, không thể xen tạp, không thể học quá nhiều.
Làm sao mới có thể học thành công? Là thâm nhập một môn, chọn lựa một pháp môn, những thứ khác thì nên buông xuống, thâm nhập một môn. Thâm nhập một môn thì được “tam-muội”. Điều này người thế gian cầu học không như nhau. Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này, sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng càng nhiều hay sao, tạp niệm không phải là càng nhiều sao? Cho nên học đạo, mục đích của bạn là ở chỗ “tam-muội”, là ở chỗ “định huệ”, cho nên không thể xen tạp, không thể học quá nhiều. Đây là một bí quyết. Nhưng người tin tưởng không nhiều, họ vẫn thích học rộng nghe nhiều. Sau khi học được mấy chục năm, cuối cùng họ chết trong sự hối hận, thật sự mà nói họ chẳng có thành tựu gì. Điều này cổ đức có nói là do gặp duyên không đồng. Nếu bạn gặp được lão sư tốt thật sự, người xưa thường nói: “nghiêm sư xuất cao đồ”, Lão sư mà nghiêm khắc, học trò phải nghe lời mới được, học trò mà không nghe lời thì cũng chẳng có cách nào. Học trò mà chịu sự đôn đốc nghiêm khắc của lão sư chính là dạy cho bạn tu học một môn, chỉ trong một môn này thì bạn được tâm thanh tịnh, bạn sẽ khai trí huệ, bạn mới biết cảm ân lão sư.