
Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm
Ý niệm vừa khởi lên liền biết rằng cái ý niệm này là sai rồi, lập tức buông xuống. Làm sao buông? Thay vào đó bằng câu "A Di Đà Phật", đem cái ý niệm của chúng ta thay đổi liền thành câu Phật hiệu.
Buông xuống thực hành ở những lúc nào? Ngay ở chỗ khởi tâm động niệm. Ý niệm vừa khởi lên liền biết rằng cái ý niệm này là sai rồi, lập tức buông xuống. Làm sao buông? Thay vào đó bằng câu A Di Đà Phật, đem cái ý niệm của chúng ta thay đổi liền, đổi thành câu Phật hiệu, đổi thành niệm Phật. Đây là cách mà Tịnh tông thường dùng, cách này vô cùng vi diệu, bất luận là thiện niệm hay ác niệm, chỉ cần bản thân mình chuyển cái ý niệm này thành câu A Di Đà Phật. Cổ đại đức thường thường nói: Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm.
Chúng ta là phàm phu, làm sao mà không có cái đạo lý khởi ý niệm chứ? Không khởi ý niệm thì bạn không cần phải tu hành, bạn là thánh nhân rồi, bạn không phải là phàm phu. Chúng ta là phàm phu, khẳng định là có ý niệm. Có ý niệm, cổ nhân nói phải nhanh chóng thay đổi. Sự cảnh giác của bạn phải cao, giác tánh cao, ngộ tánh cao, thì sự giác ngộ lại cao, bạn liền nhanh chóng thay đổi, cái ý niệm đầu vừa mới khởi, cái ý niệm thứ hai phải chuyển đổi lại. Ngộ tánh kém một chút, có thể đến ý niệm thứ ba, ý niệm thứ tư phải biết là không đúng, nhanh chóng chuyển đổi liền. Kém hơn chút nữa có thể là trong 1-2 phút, trong 1-2 phút thì đã có không ít ý niệm rồi, phải chuyển đổi lại. Có thể trong 1-2 phút mà chuyển đổi lại là khá lắm rồi. Càng nhanh càng tốt.