Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)

Chúng ta làm thế nào dạy trẻ nhỏ những hành vi thiện? Không phải yêu cầu trẻ nhỏ đọc rất nhiều sách, mà là trước tiên yêu cầu chính mình phải làm cho được.

Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)
Nghe trực tuyến
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)
Làm thế nào để dạy con sống hạnh phúc và thành công? (Phần 2)

Trong giáo dục, điều quan trọng thứ nhất là phải dạy đúng sự việc, dạy làm việc thiện, ngay khi đứa bé có lòng lương thiện thì chúng liền có việc làm lương thiện. Trong vô hình chung, chúng tự nhiên có rất nhiều bạn bè tốt, đời sống của chúng sẽ hạnh phúc.

Chúng ta làm thế nào dạy trẻ nhỏ những hành vi thiện? Không phải yêu cầu trẻ nhỏ đọc rất nhiều sách, mà là trước tiên yêu cầu chính mình phải làm cho được. Ngay khi chúng ta biểu hiện ra hành vi là thiện, con cái của bạn ngay trong vô hình chung sẽ bị cảm động rất sâu. 

Ý nghĩa chân thực của ngày sinh nhật

Có một cô giáo, ban đầu cũng có khoảng thời gian học tập văn hóa truyền thống. Trước khi chưa học Đệ Tử Quy, cô ấy đã xem qua rất nhiều sách thánh hiền, cảm thấy chính mình thiện căn rất sâu dày, có lúc còn bội phục chính mình. Kết quả sau khi học Đệ Tử Quy, cô cảm thấy ngay đến “hiếu” cũng chưa làm xong, phải cố gắng kiểm điểm lại.

Chúng ta thường nói tu hành, tu hành chính là tu sửa hành vi, phát hiện lỗi lầm của chính mình, bạn mới có thể càng ngày càng tường tận. Chúng ta phải nên làm một người tường tận mới tốt, cải đổi lỗi lầm của chính mình. Đây gọi là chân tu hành. Khoảng tháng năm cũng là ngày lễ cha mẹ, vừa lúc cô giáo này cũng trở về quê nhà. Học rồi phải làm, cho nên cô muốn cảm tạ ân dưỡng dục của cha mẹ, vừa lúc đó cũng là sinh nhật của cô.

Ý nghĩa chân thực của ngày sinh nhật. Phải nên giúp trẻ nhỏ có ý niệm đầu tiên khi nghĩ đến sinh nhật chính là ngày bị nạn của mẹ, phải nhớ rằng mẹ mang thai lao nhọc, sinh đẻ khổ cực. Chúng ta phải làm cho trẻ khởi lên lòng tri ân, báo ân. Đây gọi là giáo dục.

Trẻ nhỏ hiện nay nói đến sinh nhật, điều thứ nhất chúng nghĩ đến là cái gì? Bánh kem. Còn gì nữa không? Chúng ta dạy con phải làm thiện. Vậy xin hỏi, ý niệm thứ nhất nghĩ đến bánh kem có phải là thiện không? Cho nên phản ứng của rất nhiều trẻ nhỏ đều là hiện rõ ra kết quả của giáo dục. Chúng ta phải bình lặng mà quán sát xem hạt giống này đã gieo đúng chưa, hay là đã gieo sai rồi. Phải cẩn trọng mà suy xét. Chúng ta phải nên giúp trẻ nhỏ có ý niệm đầu tiên khi nghĩ đến sinh nhật chính là nghĩ đến ngày bị nạn của mẹ, phải nhớ rằng mẹ mang thai lao nhọc, sinh đẻ khổ cực. Chúng ta phải làm cho chúng khởi lên lòng tri ân, báo ân. Đây gọi là giáo dục.

Cho nên khi cô giáo này quay về, cô muốn cảm tạ cha mẹ, liền đem ra ba cái ghế. Lúc đó cũng có cả bà ngoại, cô liền mời bà ngoại, cha mẹ ngồi trên ghế. Mẹ của cô tương đối nhạy cảm. Bà nói: “Con gái, rốt cuộc con muốn làm việc gì vậy?”. Cô giáo này liền đối trước mẹ của cô, đối trước ba vị trưởng bối này nói: “Con đã sống qua hơn 30 năm rồi, đã làm cho cha mẹ biết bao lo lắng. Hiện tại con đã bắt đầu học tập giáo huấn của thánh hiền, cho nên từ nay về sau, con phải làm một đứa con gái hiếu thuận, không để cho bà và cha mẹ phải bận tâm. Còn ân dưỡng dục hơn 30 năm, con sẽ ghi nhớ ở trong lòng. Hôm nay cũng là gặp lúc sinh nhật của con, con phải chân thành cảm tạ cha mẹ. Cho nên hôm nay muốn hành lễ ba lần quỳ, chín lần cúi đầu”. 

Cô giáo này lạy xuống cái lạy đầu tiên, mẹ của cô lập tức liền rơi nước mắt. Đây là nước mắt gì? Giọt lệ an ủi. Kỳ thật người làm mẹ không hề nghĩ đến con cái phải đền đáp thứ gì. Thế nhưng con cái có chút tâm hiếu thuận thì liền sẽ làm cho họ rất an ủi. Dưới vòm trời ai là người khờ nhất? Mẹ là người dễ gạt nhất, không cần đền đáp. Bạn nói cho họ nghe lời ngon, lời ngọt, đối với họ có chút tâm hiếu thuận thì họ liền mãn nguyện lắm rồi. 

Cô giáo này lạy xuống cái lạy thứ hai, con của cô là một học sinh tiểu học lớp ba, lập tức đến đứng bên cạnh chồng của cô, bắt đầu bóp nắn cho ba mình. Con trai cô dường như cảm thấy ở trong không khí như vậy mà không làm gì đó thì thật là khó chịu. Bài dạy không lời! Tâm hiếu hạnh này của mẹ đã làm cho con cô bị cảm động rất mãnh liệt, cho nên chú bé cảm thấy hiện tại phải nên phục vụ cho ba một chút. “Thân giáo” vô hình đã cảm hóa, sức mạnh rất to lớn. Đứa bé này khi trở về nhà, bước vào cửa liền dõng dạc nói với cha mẹ của chú: “Cha mẹ ơi! Năm tới sinh nhật của con, con cũng lạy cha mẹ”. Đó là giáo dục, trên làm dưới bắt chước. Có cần phải tốn tiền không? Việc chân thật quan trọng của đời người, tiền không có tác dụng gì lớn.

Nên cắm gốc đức hạnh từ lúc nào?

Từ chỗ này chúng ta hồi tưởng lại một chút, người phương Tây phát hiện đức hạnh rất quan trọng, nhưng đều là lúc đã xảy ra vấn đề, cho nên hiện tại phải lo đi giải quyết. Xin hỏi bạn biết cội gốc của đức hạnh ở đâu không, phải có thể trị gốc thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Hiện tại, các doanh nghiệp lớn cũng bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo, tục ngữ của phương Đông gọi là “lâm nguy mới ôm chân Phật”. 

Nên cắm gốc đức hạnh từ lúc nào? Trẻ không được dạy dỗ từ nhỏ, khi đã lớn khôn rồi muốn kéo chúng trở lại sẽ rất khó khăn, cho nên nhất định phải dạy từ nhỏ thì mới có thể cắm được gốc. Chúng ta phải nuôi dưỡng đức hạnh, chánh khí hồn nhiên của trẻ, dạy các em có thái độ đối nhân xử thế chuẩn xác.

Bạn nghĩ một người trong hai tháng có thể huấn luyện để trở thành một người có thái độ lễ phép không? Lấy ví dụ như một nhóm người vốn dĩ rất khô cứng, không biết cười và được rèn luyện trong hai tháng để đón tiếp khách hàng với thái độ niềm nở tươi cười. Nhưng khi xem thấy họ cười thì toàn thân bạn sẽ nổi da gà, bởi vì họ cười rất không tự nhiên do nụ cười của họ là muốn lấy tiền từ trong túi bạn, chứ không phải là tôn kính người từ trong nội tâm. 

Chúng ta phải nên cắm gốc đức hạnh từ lúc nào?
Phải từ nhỏ mới có thể cắm được gốc.

Trẻ không được dạy dỗ từ nhỏ, khi đã lớn khôn rồi chúng ta mới muốn kéo chúng trở lại thì sẽ rất khó khăn, cho nên trẻ nhất định phải được dạy từ nhỏ. Chúng ta phải nuôi dưỡng chánh khí hồn nhiên, dạy trẻ nhỏ có thái độ đối nhân xử thế chuẩn xác.

Giáo dục về lòng cảm ân

Ở Thẩm Quyến có rất nhiều trẻ nhỏ đang học tập theo giáo huấn của thánh hiền. Có một lần, một đứa bé cùng ăn cơm chung với mọi người, tất cả người lớn khi thức ăn bưng lên rồi lập tức đưa tay gắp thức ăn thì đột nhiên xem thấy đứa bé đó cúi đầu đọc qua cái gì đó, có câu có kệ. Vốn dĩ họ muốn gắp thức ăn rồi, đột nhiên cảm thấy rất kỳ lạ, đều ngưng lại. Đợi đứa bé này sau khi đọc xong, họ liền hỏi nó: “Vừa rồi con đọc cái gì vậy? Vì sao không mau ăn đi?”. Đứa bé này nói với trưởng bối cả bàn rằng: “Con vừa đọc bài cầu nguyện trước khi ăn cơm.”

Con xin cảm tạ ân cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn
Con xin cảm tạ ân thầy giáo đã vất vả dạy dỗ con nên người
Con xin cảm tạ ân các bác nông dân đã vất vả cấy cày
Con xin cảm tạ ân những người đã lao động khó nhọc để cho con có bữa cơm ngày hôm nay.

Những người lớn ngồi đó thật là cầm đũa không vững nữa. Ngồi trước mâm cơm, chúng ta chỉ nghĩ đến phải ăn. Đứa nhỏ này trái lại mang tâm cảm ân, có thể thường giữ ở trong lòng.

Bài cầu nguyện trước khi ăn cơm. Con xin cảm tạ ân cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn. Con xin cảm tạ ân thầy giáo đã vất vả
dạy dỗ con nên người. Con xin cảm tạ ân các bác nông dân
đã vất vả cấy cày. Con xin cảm tạ ân những người
đã lao động khó nhọc để cho con có bữa cơm ngày hôm nay.

Đứa bé này hạnh phúc không? Người sống ngay trong biết ân thì đặc biệt hạnh phúc. Khi bạn có thể chân thật dạy tốt được trẻ nhỏ rồi, chúng nhất định sẽ ảnh hưởng được rất nhiều người. Đứa bé ngay từ nhỏ đã được cắm gốc những trí tuệ của thánh hiền nhân, vậy thì các bạn có cần lo lắng khi lớn lên chúng không có công việc không? Nếu bạn còn lo lắng thì đó gọi là “lo cái việc không đâu”. Cho nên bạn phải mở rộng cái nhìn thì đời sống mới có thể được rộng mở. Tâm lượng nhỏ thì cả đời bạn sẽ sống trong sợ được sợ mất.

Việc khó nhất không phải là phấn đấu mà là chọn lựa

Chọn lựa hiện tại của bạn không chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà có thể còn ảnh hưởng đến người cả nhà của bạn, không chỉ người nhà hiện tại mà con cháu nhiều đời có thể cũng đều sẽ bị ảnh hưởng. 

Nhân sinh giống như đánh một ván cờ, nếu như suy nghĩ của chúng ta mỗi bước đi đều đắn đo, vậy thì mỗi bước đi của chúng ta sẽ không thể định. Nếu như chúng ta đánh cờ, có thể xem thấy một trăm bước nên đi thế nào, hai trăm bước hoạch định như thế nào, thì đời sống của con cái bạn sẽ qua được thung dung, đời sống của con cái bạn cũng sẽ đi được cao hơn, xa hơn. 

Ông nội của tôi không đi học, một chữ cũng không biết. Ông là người bắt cá, anh em của ông đều làm nghề này. Không chỉ anh em của ông bắt cá, con cái của anh em ông học được sơ trung, vẫn chưa tốt nghiệp thì cùng nhau đi bắt cá. Họ cảm thấy rất thoải mái vì con của họ đã giúp họ bắt cá rồi và họ không cần phải mệt như trước đây nữa. Như vậy có tốt không? Ngay lúc đó thì rất tốt đúng không? 

Thế nhưng ông nội tôi cảm thấy đời sống không được đi học thì không có trí tuệ, rất đáng thương. Cho nên ông kiên trì, có khổ đến thế nào cũng phải để cho con đi học. Do bởi chọn lựa này, phán đoán này, nên đến đời cha tôi có năm anh em thì có một tiến sĩ, ba người tốt nghiệp đại học, một người tốt nghiệp cao trung. Đến đời này của chúng tôi toàn bộ đều là trên đại học, đã có được hai tiến sĩ, đều là nhờ chọn lựa của ông nội. Ngay thời đại này học lực của tôi là thấp nhất, dáng người của tôi cũng thấp nhất. Cho nên bậc làm ông bà cha mẹ phải cẩn trọng với chọn lựa và sức phán đoán của chính mình.

Chúng ta phải chuẩn bị sức phán đoán chính xác thì mới có thể đưa ra chọn lựa. Có phải một người khi sinh ra liền có thể biết phán đoán? Cần phải thông qua học tập thì họ mới có thể hình thành được sức phán đoán, mới có thể đưa ra chọn lựa, mà sức phán đoán này phải được quyết định bởi lý trí, bởi trí tuệ thì họ mới có thể đưa ra phán đoán chính xác. 

Tục ngữ nói “hối hận không kịp”, hối hận đều là sau khi đưa ra chọn lựa sai. Vậy thì một người lúc nào cần phải trù bị lý trí? Lý trí phải học bao lâu? Chúng ta thường nói “sống đến già, học đến già”, thế nhưng lý trí phải xây dựng càng sớm càng tốt thì đời sống mới có thể đưa ra chọn lựa quan trọng chính xác.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Chia sẻ bài viết, Công đức vô lượng
Icon Social Sharing
Chia sẻ
Icon Copy
Copy link
Tổng quan
GỢI Ý XEM THÊM
Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)

Họa phúc đều do tự mình tạo, đó là lời của thánh hiền. Còn như bảo họa phúc do trời chủ định, đó là lời của kẻ phàm phu.

Giáo dục đời sống
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi thực hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Giáo dục đời sống
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân

Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Nhận thức Phật giáo
Định công có thể đột phá tần số không gian

Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.

Giáo dục nhân quả
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Chia sẻ bài viết với mọi người