Duyên ngay một đời thành tựu
Nếu như chúng ta gặp được duyên thù thắng, ở ngay trong một đời liền có thể thành tựu không thể nghĩ bàn.
Duyên là quan trọng
Thiện Đạo Đại sư ở trong chú giải Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh nói với chúng ta: “Chín phẩm vãng sanh đều là ở duyên ngộ không như nhau”. Câu nói này rất hay, đích thực có thể làm phấn chấn lòng người. Chúng ta là người căn tánh hạ liệt, có thể hướng lên trên. Nương vào thiện tri thức, nương vào bạn lành, duyên của chúng ta thù thắng, làm cho căn tánh thấp kém cũng có thể nâng lên đến thượng căn.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 96)
Lời của Đại Sư Thiện Đạo nói được có đạo lý. Nếu như chúng ta gặp được duyên thù thắng, cái thù thắng này đương nhiên điều kiện đầu tiên phải có lão sư tốt, vị lão sư có tu có chứng, có trí tuệ, có phương tiện thiện xảo, có phương pháp giáo học rất tốt. Chúng ta gặp được loại cơ duyên này, sẽ đem thời gian tu hành rút ngắn, ở ngay trong một đời liền có thể thành tựu không thể nghĩ bàn. Đây là sự thật ngàn vạn lần xác thực.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 219)
Quan trọng nhất là y giáo phụng hành
Gặp được lão sư tốt, chính mình có thể thành tựu hay không, then chốt là ở chính mình. Tôi thường nói cái then chốt này không gì khác là chịu học (hiếu học). Chỉ cần chịu học, không ai không thành tựu. Trong “chịu học”, quan trọng nhất là phải tiếp nhận chỉ đạo của lão sư. Cái điểm này, ở hiện tại nói cũng là một sự việc rất khó khăn, cho nên đối với lão sư cần phải có tín tâm kiên định, tín tâm viên mãn.
Lão sư dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta rất chăm chỉ nỗ lực mà làm, chắc chắn không trái phạm, như vậy mới có thể thành công. Nếu như có nghi hoặc đối với lão sư, không thể hoàn toàn tín nhiệm, tu học của chúng ta liền bị tổn thất.
Cùng đồng một lão sư tốt, họ dạy học trò rất nhiều, tại vì sao có người thành tựu, có người thì không thể thành tựu?
Nhân tố trong đây quả nhiên rất nhiều, thế nhưng một nhân tố quan trọng nhất, khẳng định là ở “y giáo phụng hành”. Cũng chính là chúng ta ngày nay nói, học trò nghe lời, học trò tiếp nhận chỉ đạo, người học trò này khẳng định thành tựu.
Không thể tiếp nhận chỉ đạo, nên gọi là “bằng mặt không bằng lòng”, vẫn tùy thuận tri kiến của chính mình, loại người này phần nhiều đều là người tương đối thông minh, đó chính là ngạn ngữ thường nói “thông minh lại bị thông minh hại”. Người thông minh không bằng người thành thật, người thành thật thành tựu, người thông minh thất bại. Cái thí dụ này, xưa nay trong ngoài, chúng ta thấy được quá nhiều rồi.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 219)
Nếu như thật sự là không có hoài nghi, có thể y giáo phụng hành, đó chính là lời nói của Ấn Quang Đại Sư: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Sự thành kính này cũng chính là nói, lão sư dạy bảo bạn cuối cùng bạn có thể làm được mấy phần. Bạn có thể làm được trọn vẹn thì bạn đã thành tựu trọn vẹn rồi, bạn làm được một phần thì bạn thành tựu được một phần, làm được hai phần thì thành tựu được hai phần. Chính là cái đạo lý này.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 286)
Đến đâu để tìm được lão sư tốt?
Ngay trong một đời này của chúng ta có thể phá mê khai ngộ hay không, thực tế mà nói là quan hệ của lão sư quá lớn. Thế nhưng ở xã hội hiện tại không tìm được lão sư tốt. Đến đâu để tìm? Tại vì sao không tìm được? Vì không có sư đạo. Mọi người không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết được tôn sư trọng đạo, cho nên không có lão sư. Nếu như bạn chân thật hiểu được, chân thật có thể làm đến được hiếu thân tôn sư, Phật Bồ Tát liền sẽ hóa thân đến làm lão sư cho bạn. Nhà Phật thường nói: "Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân", bạn thấy Phật Bồ Tát từ bi đến mức nào! Do đó, then chốt vẫn là ở chính bạn có chịu học hay không, có phải thật tâm muốn học hay không. Bạn thật tâm muốn học thì Phật Bồ Tát liền thị hiện đến để làm thiện tri thức. Bạn không có thành ý, không có mong cầu này thì Phật Bồ Tát sẽ không đến.
Do đây có thể biết, chúng ta có bí quyết cầu thiện tri thức, không phải không cầu được, mà bạn phải hiểu được cầu bằng cách nào. Quyết định có cảm ứng tương thông, phải có thể cảm được thiện tri thức đến dạy bảo chúng ta. Chân thật có tâm đoạn ác tu thiện, có nguyện phá mê khai ngộ, bạn liền cảm được thiện tri thức.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 104)
Lão sư tốt chính là dạy một môn thâm nhập
Làm sao mới có thể học thành công? Là thâm nhập một môn, chọn lựa một pháp môn, những thứ khác thì nên buông xuống.
Thâm nhập một môn thì được Tam-muội(1). Điều này người thế gian cầu học không như nhau. Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này. Sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng tạp niệm càng nhiều hay sao? Học đạo, mục đích của bạn là ở chỗ Tam-muội, là ở định huệ, cho nên không thể xen tạp, không thể học quá nhiều. Đây là một bí quyết.
Nhưng người tin tưởng không nhiều, họ vẫn thích học rộng nghe nhiều. Sau khi học được mấy chục năm, cuối cùng họ chết trong sự hối hận, thật sự mà nói họ chẳng có thành tựu gì. Điều này cổ đức có nói là do gặp duyên không đồng.
Nếu bạn gặp được lão sư tốt thật sự, người xưa thường nói “nghiêm sư xuất cao đồ(2)”, lão sư mà nghiêm khắc, học trò phải nghe lời mới được, học trò mà không nghe lời thì cũng chẳng có cách nào. Học trò mà chịu sự đôn đốc nghiêm khắc của lão sư chính là dạy cho bạn tu học một môn, chỉ trong một môn này thì bạn được tâm thanh tịnh, bạn sẽ khai trí huệ, bạn mới biết cảm ân lão sư. Thật sự là có thu hoạch.
Chú thích:
(1) Tam-muội: phiên âm tiếng Phạn, nghĩa là “khiến cho tâm trụ một chỗ”, còn gọi là “định”. Nhất tâm tu học thì gọi là Tam-muội.
(2) Nghiêm sư xuất cao đồ: giáo huấn của cha mẹ/lão sư dạy bảo nghiêm khắc mà con cái/học trò tiếp nhận sự chỉ đạo thì sẽ dạy ra được người có thành tựu.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 294)
“Sư thừa”, phương pháp giữ gìn tâm thanh tịnh
Vào thời Mạt Pháp hiện nay, nếu nói đến “sư thừa” thì có lẽ tôi là người sau cùng, từ tôi về sau có thể là không còn nữa. Tôi cả đời này cầu học đều là một thầy giáo chỉ dạy.
Trước khi học Phật pháp thì tôi học triết học. Tôi theo một mình tiên sinh Phương Đông Mỹ, cho nên những gì tôi học được rất thuần, không tạp, có thể chuyên tâm. Trong một thời gian ngắn thì tôi có thể nhận được hiệu quả, chân thật gọi là “làm chơi ăn thiệt”.
Sau đó tôi học Phật, thân cận với Đại Sư Chương Gia trong ba năm, cũng chỉ là một thầy giáo. Cho nên trong quá trình cầu học của tôi, một chút khó khăn cũng không có, một thầy giáo dạy một môn học, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu.
Một năm sau khi Đại Sư Chương Gia viên tịch, tôi quen biết lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi theo thầy mười năm. Thầy răn dạy cho tôi là chỉ nghe một mình thầy, ngoài thầy ra, bất cứ người nào nói pháp cũng không được nghe. Tôi tuân thủ.
Nếu như bạn thân cận một vị thầy giáo; người khác giảng kinh nói pháp hoặc là giảng khai thị, khuyên dạy bạn; bạn thảy đều nghe hết thì tâm của bạn nhất định tán loạn. Tâm bị biến đổi, bạn liền đi với người khác, nhân duyên thù thắng không gì bằng của chính mình bạn đã bỏ lỡ qua, đã bị vuột mất rồi.
Không chỉ tôi không được nghe người khác nói chuyện, mà những kinh sách chưa được sự đồng ý của thầy tôi cũng không được xem. Cho nên các vị đồng tu phải nên biết, sau khi học Phật rất ít xem sách, bởi vì đều phải được sự đồng ý của thầy.
Trước khi chưa tiếp xúc Phật pháp, tôi ưa thích đọc sách, tôi xem qua rất nhiều, thế nhưng sau khi học Phật tôi liền vâng theo lời dạy của thầy. Không chỉ toàn bộ sách của thế gian tôi thảy đều không xem, mà ngay đến kinh điển của Phật giáo, tôi lướt qua cũng không nhiều. Thế nhưng thông thường khi người ta nhắc đến, tôi đều có thể hiểu được.
Vĩnh viễn giữ gìn tâm địa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ.
Những người thành tựu kiệt xuất trong thế xuất thế gian pháp, bạn chính mình đi tìm hiểu xem, nhất định là họ tuân thủ giáo huấn của thầy giáo, họ mới có được thành tựu chắc thực. Gốc rễ bám sâu, thì sau đó cành lá mới có thể được xum xuê. Gốc của bạn bám không được sâu thì làm sao được? Về việc học tập, không luận thời đại thay đổi như thế nào, nhưng tôi tin tưởng là nguyên lý nguyên tắc học tập vĩnh viễn sẽ không thay đổi.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 29)
H1
H2
H3
H4
H5
H6
P
Code
Quoe
Ordered list
- Item 1
- Item 2
- Item 3
Unordered list
- Item A
- Item B
- Item C
Bold text
Emphasis
Superscript
Subscript
“Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.
Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.
Chúng ta học Phật chính là học giác ngộ. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.
Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.
Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.
Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác tu thiện.