Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác tu thiện.
Trích từ sách Liễu Phàm Tứ Huấn
Cuốn sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.
Lời giới thiệu của Hòa Thượng Tịnh Không
Ở mọi nơi tôi khuyên người học Phật, tôi đều khuyên phải từ Liễu Phàm Tứ Huấn mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào.
Trước tiên bạn đem Liễu Phàm Tứ Huấn đọc qua ba trăm biến, phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 17)
Đọc ba trăm biến Liễu Phàm Tứ Huấn dạy bạn điều gì?
Dạy bạn tin sâu nhân quả.
Thật sự đọc thông suốt rồi thì bạn sẽ hiểu được “miếng ăn, ngụm nước đều đã được định sẵn”. Bạn tuyệt đối sẽ không còn ý nghĩ không đáng có nữa, trong mạng đã định rồi, có nghĩ thì cũng uổng công, không được gì. Cho nên chỉ có đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức thì mới có thể cải tạo vận mạng của bạn, chân thật làm được “không tranh với người, không cầu ở đời”.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 322)
Ngày trước Đại Sư Ấn Quang dạy người cũng như vậy, cả đời Ngài toàn tâm toàn lực đề xướng Liễu Phàm Tứ Huấn, Cảm Ứng Thiên, An Sĩ Toàn Thư. Ba loại sách này đều là môn sám hối chân thật, chính là dạy chúng ta tu “sám trừ nghiệp chướng” của Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Bạn đem nó đọc thuộc, chân thật hiểu rõ, chân thật thấu suốt, bạn đối nhân xử thế tiếp vật, cách nhìn cách nghĩ của bạn trong tự nhiên sẽ chuyển đổi lại, chân thật sẽ đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Bạn không có công lực của ba trăm biến này thì đoạn ác tu thiện bạn rất khó làm được. Vì sao vậy? Tập khí ác từ vô thỉ kiếp đến nay, nên làm gì dễ dàng chuyển đổi lại được.
(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 17)
Liễu Phàm dạy con cải đổi vận mệnh
Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Viên Liễu Phàm tiên sinh đã đem kinh nghiệm bản thân cùng nhiều nghiệm chứng trong việc cải đổi vận mệnh để dạy cho con trai. Ông muốn con trai mình là Viên Thiên Khải không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác hành thiện. Như người xưa nói “đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm”, nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.
Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phúc thọ miên trường.
Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh.
Gặp gỡ Khổng tiên sinh
Cha thuở nhỏ mất cha sớm. Bà nội bảo cha bỏ học khoa cử để theo đuổi ngành y. Bà nội nói:
- Học nghề thuốc vừa có thể kiếm tiền nuôi thân vừa có thể cứu giúp người khác. Nếu y thuật đến mức cao minh cũng có thể trở thành y sư danh tiếng. Đây chính là tâm nguyện của cha con khi còn sinh tiền.
Về sau, cha ở chùa Từ Vân tình cờ gặp được một ông lão tướng mạo phi phàm, có vẻ tiên phong đạo cốt. Cha cung kính vái chào. Ông lão nói:
- Ông là người trong chốn quan trường năm sau có thể đi thi, bước vào hàng trí thức, thế tại sao không chịu đi học?
Cha trả lời vì ý của bà nội muốn cha bỏ học khoa cử để theo đuổi ngành y. Kế đó cha lại hỏi danh tính, nơi cư trú của cụ. Cụ đáp:
- Ta họ Khổng, người Vân Nam, được chân truyền của Triệu Khương Tiết tiên sinh, người tinh thông về dịch số Hoàng Cực. Tính theo số định, ta phải truyền môn dịch số này cho ông.
Do đó, cha đưa vị tiên sinh này về nhà, thưa lại mọi việc với bà nội. Bà nội bảo cha phải tiếp đãi cụ chu đáo và nhờ cụ tính cho một quẻ thử coi có linh nghiệm hay không. Kết quả thật không ngờ, những việc trước đây, dù là việc nhỏ, Khổng tiên sinh cũng nói vô cùng chính xác.
Số mệnh định sẵn của Viên Liễu Phàm
Cha nghe theo lời Khổng tiên sinh, có ý định đi học lại, nên bàn với người anh họ tên là Thẩm Xưng. Anh họ nói:
- Tôi có một người bạn thân tên là Úc Hải Cốc mở lớp dạy học ở nhà Úc Hữu Phu. Tôi đưa cậu đến đó ở trọ theo học rất tiện.
Từ đó cha bắt đầu theo tiên sinh Úc Hải Cốc học tập. Một lần, Khổng tiên sinh tính số cho cha: “Lúc ông chưa có công danh, còn là đồng sinh(1), thi Huyện đứng hạng 14, thi Phủ đứng hạng 71, thi Đề Đốc đứng hạng 9.” Đến năm sau, cha đi thi ba nơi, thứ hạng quả nhiên đúng như lời Khổng tiên sinh nói.
Khổng tiên sinh lại tính cho cha một quẻ kiết hung họa phúc suốt đời, tiên đoán năm nào sẽ thi đậu hạng mấy, năm nào sẽ bổ chức Lẫm sinh(2), năm nào lên chức Cống sinh(2), và năm nào được chọn làm Huyện trưởng một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nhưng chỉ làm được ba năm rưỡi thì từ quan về quê. Năm 53 tuổi, vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8, sẽ từ trần tại nhà, tiếc rằng không con nối dõi. Những lời này cha đều ghi lại và nhớ kỹ trong lòng.
Từ đó về sau, mỗi khi thi cử, thứ hạng đều đúng như lời Khổng tiên sinh đã đoán, chỉ có điều cụ đoán số thóc mà cha lĩnh khi làm chức Lẫm sinh là 91 thạch 5 đấu(3), sau đó mới thăng chức. Không ngờ khi mới nhận được 71 thạch thóc, quan Học đài là Đồ tông sư phê chuẩn cha được bổ chức Cống sinh. Cha nghĩ thầm trong bụng: “Khổng tiên sinh đoán số cũng có chỗ không linh nghiệm.” Không ngờ sau đó giấy phê chuẩn thăng chức của cha bị quan Học đài thay thế là Dương tông sư bác bỏ.
Mãi đến năm Đinh Mão, Ân Thu Minh tông sư xem bài dự thi của cha thấy không được chấm đậu nên lấy làm tiếc, than rằng: “Năm bài văn trong quyển này khác nào tấu điệp dâng lên cho vua. Người có học thức như thế này lẽ nào lại để cho mai một đến già?” Do đó, ông phê chuẩn cha bổ chức Cống sinh. Trải qua sự trắc trở này, cha hưởng thêm một số thóc của chức Lẫm sinh, cộng với 71 thạch thóc đã nhận khi trước, vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Sau khi xảy ra sự việc này, cha càng tin tưởng công danh tiến thoái thăng trầm đều do số mệnh định sẵn, do đó cha buông trôi, không còn có lòng mong cầu gì nữa.
Chú thích:
(1) Đồng sinh: học sinh chưa thi đậu lần nào. Đồng sinh theo học ở tư thục (tiểu học tư nhân do một người thầy tổ chức tại địa phương). Sau đó đồng sinh sẽ thi tú tài. Tú tài phải thi ba nơi; huyện, phủ và Đề đốc (tỉnh). Cả 3 nơi đều đậu mới được gọi là đậu tú tài.
(2) Lẫm sinh và Cống sinh: Đồng sinh sau khi đậu tú tài sẽ học ở Học-Cung (trường trung học công lập địa phương). Trong vòng 3 năm đầu phải trải qua 2 kỳ thi: Tuế khảo và Khoa khảo. Nếu thi đậu sẽ được liệt vào danh sách dự bị Lẫm sinh, đợi cho đến khi nào có chỗ trống sẽ được đôn lên làm Lẫm sinh. Kể từ Lẫm sinh trở đi có thể hưởng phụ cấp gạo theo tiêu chuẩn. Lẫm sinh phải thi nhiều lần để lên Cống sinh. Thi đậu Cống sinh sẽ coi như mãn khoá Học-Cung, được lên thủ đô, vào Quốc Tử Giám để học tiếp và thi lên Tiến sĩ.
(3) Thạch và đấu: 1 thạch = 10 đấu = 100 lít.
H1
H2
H3
H4
H5
H6
P
Code
Quoe
Ordered list
- Item 1
- Item 2
- Item 3
Unordered list
- Item A
- Item B
- Item C
Bold text
Emphasis
Superscript
Subscript
Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Thời xưa đi học không phải để cầu công danh phú quý. Người xưa đi học là vì muốn làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ.
Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.
Hòa Thượng Tịnh Không trả lời câu hỏi của một số đồng tu về cách hóa giải sự phản đối của người nhà với việc ăn chay, không phạm giới sát.
Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.
Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.