Cùng học với một lão sư tốt, vì sao có người thành tựu, có người thì không thể thành tựu? Nhân tố trong đây quả nhiên rất nhiều, thế nhưng một nhân tố quan trọng nhất, khẳng định là ở “y giáo phụng hành”. Cũng chính là ngày nay nói, học trò nghe lời, học trò tiếp nhận chỉ đạo, người học trò này khẳng định thành tựu. Không thể tiếp nhận chỉ đạo, gọi là “bằng mặt không bằng lòng”, vẫn tùy thuận tri kiến của chính mình, loại người này phần nhiều đều là người tương đối thông minh, đó chính là ngạn ngữ thường nói “thông minh lại bị thông minh hại”. Người thông minh không bằng người thành thật, người thành thật thành tựu, người thông minh thất bại. Cái thí dụ này, xưa nay trong ngoài, chúng ta thấy được quá nhiều rồi. 
Duyên ngay một đời thành tựu
Nội dung trích từ bài viết
Duyên ngay một đời thành tựu

Duyên ngay một đời thành tựu

Nếu như chúng ta gặp được lão sư tốt, vị lão sư có tu có chứng, có trí tuệ, có phương tiện thiện xảo, có phương pháp giáo học rất tốt. Chúng ta gặp được loại cơ duyên này, sẽ đem thời gian tu hành rút ngắn, ở ngay trong một đời liền có thể thành tựu không thể nghĩ bàn. Đây là sự thật ngàn vạn lần xác thực. 

Gặp được lão sư tốt, chính mình có thể thành tựu hay không, then chốt là ở chính mình. Cái then chốt này không gì khác là chịu học, chỉ cần chịu học, không ai không thành tựu. Trong “chịu học”, quan trọng nhất là phải tiếp nhận chỉ đạo của lão sư. 

Lão sư dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta rất chăm chỉ nỗ lực mà làm, chắc chắn không trái phạm, như vậy mới có thể thành công. Nếu như có nghi hoặc đối với lão sư, không thể hoàn toàn tín nhiệm, tu học của chúng ta liền bị tổn thất.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/duyen-ngay-mot-doi-thanh-tuu

Ý đẹp mỗi ngày
Hiếu đạo là trọng tâm của văn hóa truyền thống. Cương lĩnh của văn hóa truyền thống, nếu như dùng một chữ để nói, thì chính là chữ “Hiếu”. Từ chữ “Hiếu” mà diễn dịch ra thành Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, đây là tổng cương lĩnh. Trải qua bao nhiêu triều đại, thiên kinh vạn luận đều không thể vượt hơn cương lĩnh này. Bốn cương lĩnh này đã hàm nhiếp nền văn hóa truyền thống của nghìn năm nay, không có câu nói nào trong các điển tịch được lưu truyền lại là lời thừa cả. Chúng ta phải tỉ mỉ mà tư duy, học tập thì sẽ có lợi ích lớn. Ngược lại, nếu trái ngược với luân thường đạo đức thì như ngạn ngữ xưa thường nói “không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt”. Ngay cả nhà khoa học cũng nói “trái nghịch với thường (thường là Ngũ Thường), thì xã hội động loạn”. Nếu như tất cả biết quay đầu, mỗi cá nhân đều luôn làm theo pháp thì xã hội có thể khôi phục trở lại bình thường.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Phương pháp đoạn hết thảy khổ ác. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo nói rằng Bồ-tát có một pháp có thể đoạn hết thảy khổ trong các đường ác. Đó là pháp nào vậy? Đó là ngày, đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp, khiến thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, không dung chứa một hào ly bất thiện xen tạp. Nếu có thể vĩnh viễn đoạn hết thảy ác, thì thiện pháp viên mãn vậy. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Ý nghĩa biểu pháp của Tây Phương Thiên Vương. Tây Phương Thiên Vương tay trái cầm rồng hoặc rắn, tay phải cầm hạt châu. Rồng, rắn tiêu biểu cho sự biến hóa của lòng người trong xã hội; còn hạt châu chính là Phật pháp, vĩnh viễn bất biến. Chúng ta sống trong xã hội động loạn biến đổi này phải giữ gìn được sự thanh tịnh, bình đẳng, giác; giữ vững được Thập Thiện Nghiệp Đạo vĩnh viễn không đổi. Thập Thiện Nghiệp là cương lĩnh, mở rộng ra là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, đây chính là những hạng mục chi tiết. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của chúng ta nhất định không được trái nghịch với thập thiện. Điều này chính là sống trong xã hội biến hóa thay đổi nhưng bản thân giữ được sự bất biến. Sự bất biến này có thể điều trị các chứng bệnh khác nhau của thân và tâm.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Liễu Phàm dạy con cải đổi vận mệnh. Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Viên Liễu Phàm tiên sinh đã đem kinh nghiệm bản thân cùng nhiều nghiệm chứng trong việc cải đổi vận mệnh để dạy cho con trai. Ông muốn con trai mình là Viên Thiên Khải không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác hành thiện. Như người xưa nói “đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm”, nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh. Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phúc thọ miên trường. Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1
Vì sao nên đọc 300 biến Liễu Phàm Tứ Huấn? Ở mọi nơi tôi khuyên người học Phật, tôi đều khuyên phải từ Liễu Phàm Tứ Huấn mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào. Trước tiên bạn đem Liễu Phàm Tứ Huấn đọc qua ba trăm biến, phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. Đọc ba trăm biến Liễu Phàm Tứ Huấn dạy bạn điều gì? Dạy bạn tin sâu nhân quả. Thật sự đọc thông suốt rồi thì bạn sẽ hiểu được “miếng ăn, ngụm nước đều đã được định sẵn”, tuyệt đối không còn ý nghĩ không đáng có nữa, trong mạng đã định rồi, có nghĩ thì cũng uổng công. Cho nên chỉ có đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức thì mới có thể cải tạo vận mạng, chân thật làm đến được “không tranh với người, không cầu ở đời”.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1
Học Phật là học làm một người giác ngộ viên mãn. “Học Phật” và “Phật học” là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham-sân-si-mạn, đây là “Phật học”, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian.Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là “học Phật” chân chính, rất có lợi ích! 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Không ngừng tự độ - độ người, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật. Sau khi “tự giác” (chính mình giác ngộ) mới có thể “giác tha” (giúp đỡ người khác học Phật). Thực tế mà nói, giác tha cũng là việc tương đối không dễ dàng gì. Vì sao chúng ta phải giác tha vậy? Tự giác phá “phiền não chướng” (tham-sân-si-mạn), giác tha phá “sở tri chướng” (thành kiến của chính mình tự cho là đúng). Đây chính là nói, nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được sở tri chướng. Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi dạy học, khi cùng các bạn học hỏi đáp, trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.Chúng ta biết được bao nhiêu thì giúp người khác bấy nhiêu, quyết định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền được thù thắng. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Chúng ta chân thật có giác ngộ hay không? Người học Phật chúng ta, mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh kiểm điểm chính mình chân thật có giác ngộ hay không. Chính ở ngay trong cuộc sống thường ngày, sáu căn tiếp xúc trong cảnh giới sáu trần để trắc nghiệm chính mình rốt cuộc có công phu hay không. Nếu như nghe người khác tán thán thì sinh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu, vậy thì không thể được, vẫn là một phàm phu thôi, vẫn phải sinh tử luân hồi trong sáu cõi.Công phu chính ở tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận là thế pháp hay Phật pháp, đều có thể giữ được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là học Phật. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat